Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2879
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn Văn, Hướng | - |
dc.contributor.author | Chử Văn, Dũng | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-09T02:00:26Z | - |
dc.date.available | 2021-12-09T02:00:26Z | - |
dc.date.issued | 2021-09-15 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2879 | - |
dc.description.abstract | ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong chuyên ngành thần kinh, động kinh là một bệnh lý phổ biến, có tỷ lệ mắc cao, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, giới, chủng tộc, tầng lớp xã hội và vị trí địa lý . Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỉ lệ mắc động kinh dao động từ 5,1/1000 đến 8,75/1000 dân tùy theo từng tác giả, khu vực, quốc gia. Ở Việt Nam, tỉ lệ này hiện mắc động kinh là 0,45% - 0,54%, và về lâu dài bệnh lý này có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh động kinh xuất phát từ tổn thương ở não, gây hậu quả là cơn động kinh và có thể gây tổn thương các chức năng cao cấp của não trong đó có chức năng trí nhớ. Trí nhớ là chức năng cơ bản của nhận thức suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng chức năng nhận thức tùy mức độ, mà nặng nhất là sa sút trí tuệ. Khi đó làm suy giảm một loạt các chức năng thần kinh cao cấp của con người bao gồm trí nhớ, tư duy, định hướng, sự hiểu biết, tính toán, khả năng học tập, ngôn ngữ và sự phán đoán. Những ảnh hưởng của suy giảm trí nhớ đến cuộc sống hằng ngày tiến triển nặng dần, tùy theo tình trạng bệnh mà khiến bệnh nhân phải phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào người thân. Cùng với các nghiên cứu suy giảm trí nhớ liên quan đến các bệnh lý như Alzheimer, tai biến mạch máu não, viêm não, suy giảm trí nhớ trên bệnh nhân động kinh cũng đã được đề cập đến. Những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về suy giảm trí nhớ trên bệnh nhân động kinh được công bố. Năm 2010, Rayner và cộng sự đã mô tả một số đặc điểm sinh bệnh học về mối liên quan giữa suy giảm trí nhớ và động kinh. Giovagnoli và Bell (2011) cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ suy giảm trí nhớ giữa các loại cơn động kinh. Bên cạnh đó, theo Lê Thế Phi (2018) và nhiều tác giả khác trong và ngoài nước cho thấy suy giảm trí nhớ còn liên quan đến tuổi khởi phát cơn tần suất cơn, thời gian mang bệnh, và việc sử dụng một số thuốc kháng động kinh cổ điển. Tỷ lệ suy giảm trí nhớ trên bệnh nhân động kinh khác nhau tùy theo từng nghiên cứu, do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng nghiên cứu, thời gian, địa điểm nghiên cứu, và phương pháp chọn mẫu. Tuy nhiên hầu hết các tác giả đều nhận thấy suy giảm trí nhớ đều liên quan đến các yếu tố kể trên và sự cộng hưởng các yếu tố này sẽ làm cho chức năng trí nhớ càng trở nên suy giảm nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, việc hiểu biết các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trí nhớ trên bệnh nhân động kinh sẽ giúp cho việc đưa ra các biện pháp phù hợp trong điều trị cũng như trong chăm sóc bệnh nhân động kinh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài “Đặc điểm suy giảm trí nhớ và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân động kinh trưởng thành” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm suy giảm trí nhớ trên bệnh nhân động kinh. 2. Phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố trên bệnh nhân động kinh với sự biến đổi chức năng trí nhớ. Kết luận: 1.Đặc điểm lâm sàng suy giảm trí nhớ trên bệnh nhân động kinh trưởng thành. - Có 52/154 bệnh nhân có suy giảm trí nhớ, chiếm 33,8%. Trong đó, hay gặp nhất là suy giảm trí nhớ tức thì (94,2%). Tỷ lệ bệnh nhân có suy giảm trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ thị giác không gian là xấp xỉ nhau, lần lượt là 75% và 73,1%, ít gặp nhất là bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ dài hạn 32,7%. - Trong lĩnh vực trí nhớ tức thì, tỷ lệ bệnh nhân quên từ ngữ là 81,6% nhiều hơn so với quên hình ảnh 65,3%. Bệnh nhân suy giảm trí nhớ ngắn hạn hầu như bị quên các sự kiện trên một năm (94,6%). Có 17 bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ dài hạn, trong đó 12/17 bệnh nhân quên các kiến thức đã biết từ nhỏ, 10/17 bệnh nhân quên mất các kỹ năng cơ bản. 2. Một số yếu tố liên quan đến suy giảm trí nhớ trên bệnh nhân động kinh trưởng thành. - Không thấy có sự liên quan về suy giảm trí nhớ theo giới. - Tuổi trung bình của nhóm suy giảm trí nhớ tương tự như nhóm không suy giảm. - Tỷ lệ suy giảm trí nhớ ở nhóm bệnh nhân động kinh cục bộ phức hợp cao nhất, nguy cơ suy giảm trí nhớ của nhóm này cao gấp 5,13 lần so với nhóm khác. - Khi tần suất cơn càng dày thì nguy cơ và mức độ suy giảm trí nhớ càng tăng. - Khởi phát bệnh dưới 6 tuổi có nguy cơ suy giảm trí nhớ gấp 2,88 lần so với nhóm từ 6 đến 17 tuổi và gấp 5,13 lần so với nhóm khởi phát trên 18 tuổi. - Suy giảm trí nhớ ở bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên năm năm cao gấp 4,78 lần so với bệnh nhân mắc bệnh từ một đến năm năm và gấp 5,57 lần bệnh dưới một năm. - Sử dụng phenobarbital có nguy cơ suy giảm trí nhớ gấp gấp 6,73 lần so với nhóm sử dụng các nhóm kháng động kinh khác. Chưa thấy ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ ở nhóm kháng động kinh mới. - Tổn thương não có nguy cơ cao gấp 3,07 lần so với nhóm không có tổn thương. Bệnh nhân có tổn thương bán cầu ưu thế đa phần gây suy giảm trí nhớ ngôn ngữ, ngược lại bán cầu không ưu thế thiên về trí nhớ phi ngôn ngữ. - Bất kỳ các dạng tổn thương não đều có nguy cơn tăng tỷ lệ suy giảm trí nhớ, tuy nhiện không thấy sự khác biệt giữa các dạng tổn thương. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1 CÁC KHÁI NIỆM TRONG NGHIÊN CỨU ĐỘNG KINH 3 1.1.1 Cơn động kinh 3 1.1.2 Động kinh 3 1.2 PHÂN LOẠI ĐỘNG KINH 3 1.2.1 Phân loại quốc tế về động kinh theo cơn 3 1.2.2 Phân loại động kinh theo hội chứng 4 1.2.3 Bảng phân loại động kinh 1992 6 1.3 CHẨN ĐOÁN ĐỘNG KINH 7 1.3.1 Chẩn đoán cơn động kinh 7 1.3.2 Chẩn đoán động kinh 7 1.3.3 Xác định thể động kinh 7 1.4 ĐẠI CƯƠNG VỀ RỐI LOẠN TRÍ NHỚ 7 1.4.1 Khái niệm về trí nhớ 7 1.4.2 Cơ sở sinh lý của hoạt động trí nhớ 8 1.4.3 Các khái niệm trong phân loại trí nhớ 10 1.4.4 Cấu trúc giải phẫu liên quan đến trí nhớ 12 1.5 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG SUY GIẢM TRÍ NHỚ TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH 13 1.6 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY GIẢM TRÍ NHỚ TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH 14 1.6.1 Tần suất cơn động kinh 14 1.6.2 Tuổi khởi phát và thời gian mắc bệnh 15 1.6.3 Thể loại cơn động kinh 15 1.6.4. Thuốc kháng động kinh 16 1.6.5 Đặc điểm tổn thương trên hình ảnh học 17 1.7. MỘT SỐ TRẮC NGHIỆM THẦN KINH - TÂM LÝ ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN TRÍ NHỚ TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH 17 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 19 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 19 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 19 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 19 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 20 2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 20 2.3.3 Quy trình nghiên cứu 21 2.3.4 Phương pháp thu nhập thông tin nghiên cứu và các biến số nghiên cứu 22 2.3.5. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 28 2.4. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 29 2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 30 2.6. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 32 3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG SUY GIẢM TRÍ NHỚ 35 3.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY GIẢM TRÍ 37 NHỚ TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH 37 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 47 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 47 4.1.1 Đặc điểm phân bố về tuổi 47 4.1.2 Đặc điểm phân bố về giới tính 48 4.1.3 Phân bố trình độ văn hóa và nghề nghiệp 48 4.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG SUY GIẢM TRÍ NHỚ 49 4.2.1 Các biểu hiện của suy giảm trí nhớ 49 4.2.2 Suy giảm lĩnh vực trí nhớ tức thì 51 4.2.3 Suy giảm lĩnh vực trí nhớ ngắn hạn 51 4.2.4 Suy giảm lĩnh vực trí nhớ dài hạn 52 4.3 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY GIẢM TRÍ NHỚ 52 4.3.1 Tuổi 52 4.3.2 Giới tính 53 4.3.3 Thể loại cơn động kinh 53 4.3.4 Tần suất cơn động kinh 54 4.3.5 Tuổi khời phát cơn động kinh 55 4.3.6 Thời gian mắc bệnh động kinh 56 4.3.7 Thuốc kháng động kinh 57 4.3.8 Vị trí tổn thương não 58 4.3.9 Tính chất tổn thương não 58 KẾT LUẬN 60 KHUYẾN NGHỊ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | trí nhớ | vi_VN |
dc.subject | động kinh | vi_VN |
dc.title | Đặc điểm suy giảm trí nhớ và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân động kinh trưởng thành | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA CHỨC NĂNG TRÍ NHỚ.docx Restricted Access | 375.99 kB | Microsoft Word XML | ||
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA CHỨC NĂNG TRÍ NHỚ .pdf Restricted Access | 974.9 kB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.