Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2858
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Hồ, Sỹ Hùng | - |
dc.contributor.author | Dương, Hoàng Long | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-07T09:23:52Z | - |
dc.date.available | 2021-12-07T09:23:52Z | - |
dc.date.issued | 2021 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2858 | - |
dc.description.abstract | Trưởng thành noãn là giai đoạn cuối cùng nhưng quan trọng trong kích thích buồng trứng. Trưởng thành noãn tạo ra đỉnh LH cho phép noãn ở giai đoạn GV tiếp tục hoàn thành quá trình giảm phân tạo ra noãn MII (noãn trưởng thành) có khả năng thụ tinh với tinh trùng. Trong nhiều thập kỉ, hCG được sử dụng như là sự thay thế cho đỉnh LH tự nhiên để trưởng thành noãn. Tuy nhiên vì thời gian bán hủy dài, tác động kéo dài trên hoàng thể đã góp phần gây ra hội chứng quá kích buồng trứng (QKBT), một trong những biến chứng thường gặp và đe dọa tính mạng bệnh nhân. Như là giải pháp thay thế cho hCG, trưởng thành noãn bằng GnRH agonist trở nên khả thi khi phác đồ kích thích buồng trứng GnRH antagonist được sử dụng. Trái ngược với tác dụng kéo dài của hCG, thời gian bán thải ngắn của LH nội sinh dưới sự kích thích của GnRH agonist gần như loại bỏ hoàn toàn nguy cơ quá kích buồng trứng. Không những thế, đã có những báo cáo chỉ ra số lượng noãn trưởng thành cao hơn ở những nhóm trưởng thành noãn bằng GnRH agonist so với nhóm trưởng thành noãn bằng hCG. Điều này là do sự giải phóng đỉnh các hormone gonadotrophins một cách sinh lý hơn dưới tác động của GnRH agonist, bao gồm không chỉ đỉnh LH mà còn có đỉnh FSH. Đỉnh FSH được biết là có khả năng thúc đẩy noãn trưởng thành, phát triển tế bào hạt và tái phân bào. Mặc dù những lợi ích của GnRH agonist trên trưởng thành noãn, các nghiên cứu của Humaindan và Kolibianakis lại cho thấy kết quả có thai không khả quan ở nhóm này. Điều này là do sự suy hoàng thể bởi tác dụng của GnRH agonist. Những giải pháp được đưa ra nhằm hỗ trợ pha hoàng thể như bổ sung estrogen và progesterone liều cao, tiêm hCG vào ngày chọc hút noãn đã được xem xét. Cuối cùng khái niệm về “double hoặc dual trigger”, sự kết hợp giữa GnRH agonist và hCG, lần đầu tiên được giới thiệu bởi Shapiro và cộng sự (2011), trong một nghiên cứu ở những bệnh nhân đáp ứng buồng trứng cao, cho thấy tỷ lệ thai tiến triển tăng đáng kể tới 58% đồng thời tăng tỷ lệ trẻ sinh sống mà không làm tăng nguy cơ quá kích buồng trứng.10 Hai nghiên cứu tương tự trên các bệnh nhân đáp ứng buồng trứng bình thường, cho thấy sự cải thiện đáng kể ở số lượng noãn thu được, số noãn trưởng thành, tỷ lệ làm tổ của phôi, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ thai tiến triển, tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm được trưởng thành noãn bằng GnRH agonist và hCG so với nhóm chỉ được dùng hCG để trưởng thành noãn. Đáng chú ý là nghiên cứu của Griffin và cộng sự (2014) cho thấy trigger bằng GnRH agonist kết hợp với hCG làm tăng số lượng noãn nói chung và noãn trưởng thành nói riêng ở những bệnh nhân với tiền sử các lần chọc hút noãn có trên 25% noãn không trưởng thành. Trưởng thành noãn bằng GnRH agonist kết hợp với hCG trước khi chọc hút noãn 40 giờ và 34 giờ cũng đã được xem như một giải pháp mới có hiệu quả trong điều trị những bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém ở nghiên cứu của Hass và cộng sự (2014). Mặt khác ở những bệnh nhân kém đáp ứng với trưởng thành noãn bằng GnRH agonist đơn độc, việc kết hợp với hCG làm tăng số lượng noãn trưởng thành trong nghiên cứu của Meyer và cộng sự (2015). Điều trị ở những bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém hiện vẫn đang là thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng. Theo số liệu của hiệp hội hỗ trợ sinh sản thế giới, số phụ nữ từ 40 tuổi trở lên cần được hỗ trợ sinh sản tăng 80% từ năm 1999 tới năm 2008.16 Do đó, không có gì ngạc nhiên khi lượng bệnh nhân đáp ứng kém tăng một cách đáng kể qua các năm. Các nghiên cứu đã ước tính trong tất cả các trưởng hợp làm IVF, 10 – 24% các trường hợp là bệnh nhân đáp ứng kém.17 Nắm bắt được thực trạng này và các kết quả hứa hẹn của trưởng thành noãn bằng GnRH agonist kết hợp với hCG trên các bệnh nhân đáp ứng buồng trứng cao và đáp ứng buồng trứng bình thường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “So sánh kết quả trưởng thành noãn bằng hCG với hCG kết hợp GnRHa trên những trường hợp buồng trứng đáp ứng kém tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương” với hai mục tiêu: 1. Nhận xét số lượng và chất lượng noãn giữa hai nhóm trưởng thành noãn bằng hCG và hCG kết hợp agonist ở bệnh nhân đáp ứng kém tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2020 – 2021. 2. Mô tả tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi của hai nhóm trên. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4 1.1. Sinh lý sự phát triển nang noãn, chọn lọc nang noãn và phóng noãn 4 1.1.1. Sự phát triển nang noãn 4 1.1.2. Sự phóng noãn (Ovulation) 9 1.2. Kích thích buồng trứng 10 1.2.1. Cơ sở lý thuyết và nguyên lý của KTBT 10 1.2.2. Các phác đồ kích thích buồng trứng 12 1.3. Đáp ứng buồng trứng 15 1.3.1. Đáp ứng buồng trứng bình thường 15 1.3.2. Đáp ứng buồng trứng kém 16 1.3.3. Đáp ứng buồng trứng cao và hội chứng quá kích buồng trứng 18 1.4. Cơ chế trưởng thành noãn 19 1.4.1. Sự trưởng thành nhân của noãn 19 1.4.2. Sự trưởng thành tế bào chất của noãn 20 1.5. Cơ sở trưởng thành noãn bằng hCG 22 1.6. Cơ sở trưởng thành noãn bằng GnRHa và trưởng thành noãn bằng hCG kết hợp GnRHa. 23 1.7. Một số nghiên cứu về trưởng thành noãn bằng hCG kết hợp với GnRH agonist trên thế giới. 29 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu 31 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 31 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 32 2.3. Cỡ mẫu 32 2.4. Phương pháp chọn mẫu 32 2.5. Thiết kế nghiên cứu 32 2.6. Các biến số nghiên cứu 33 2.6.1. Biến số đặc điểm đối tượng nghiên cứu 33 2.6.2. Biến số về kích thích buồng trứng 34 2.7. Các phương tiện và vật liệu nghiên cứu 34 2.7.1. Các thuốc được sử dụng trong nghiên cứu 34 2.7.2. Các phương tiện nghiên cứu 35 2.8. Các bước tiến hành nghiên cứu 35 2.8.1. Khám lâm sàng 35 2.8.2. Kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH antagonist 36 2.8.3. Phác đồ trưởng thành noãn và phân nhóm nghiên cứu 37 2.8.4. Tư vấn bệnh nhân 37 2.8.5. Hút noãn 37 2.8.6. Chuẩn bị tinh trùng 37 2.8.7. Phương pháp thụ tinh 37 2.8.9. Đông phôi toàn bộ 37 2.8.10. Đánh giá kết quả 37 2.9. Các tiêu chuẩn đánh giá liên quan tới nghiên cứu 38 2.9.1. Đánh giá BMI 38 2.9.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nang noãn 38 2.9.3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phôi 39 2.10. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 40 2.10.1. Kỹ thuật thu thập số liệu 40 2.10.2. Công cụ thu thập số liệu 40 2.11. Quản lý và phân tích số liệu 40 2.12. Đạo đức nghiên cứu 40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 42 3.1.1. Tuổi 42 3.1.2. Loại vô sinh 43 3.1.3. Thời gian vô sinh 43 3.1.4. Nguyên nhân vô sinh 44 3.1.5. Chỉ số khối cơ thể 45 3.1.6. Đặc điểm về số nang thứ cấp 46 3.1.7. Đặc điểm về nồng độ nội tiết đầu chu kì kinh 47 3.1.8. Đặc điểm sử dụng FSH trong chu kì kích thích buồng trứng 48 3.1.9. Đặc điểm về số nang noãn kích thước ≥ 14 mm, nồng độ E2 và độ dày NMTC ngày gây trưởng thành noãn 48 3.2. Số lượng noãn thu được và chất lượng noãn giữa hai nhóm 49 3.2.1 Số noãn thu được và tỷ lệ noãn trưởng thành 49 3.3. Tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi, tỷ lệ có thai của hai nhóm 50 3.3.1. Số noãn thụ tinh trung bình và tỷ lệ thụ tinh 50 3.3.2. Tỷ lệ phôi và chất lượng phôi của 2 nhóm 51 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52 4.1. Bàn luận đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sự tương đồng giữa hai nhóm nghiên cứu 54 4.1.1. Tuổi bệnh nhân 54 4.1.2. Loại vô sinh 54 4.1.3. Thời gian vô sinh 55 4.1.4. Nguyên nhân vô sinh 55 4.1.5. Bàn luận về chỉ số khối cơ thể 56 4.1.6. Số nang thứ cấp 56 4.1.7. Đặc điểm nồng độ nội tiết đầu chu kỳ kinh 57 4.1.8. Đặc điểm sử dụng FSH trong chu kỳ kích thích buồng trứng 59 4.1.9. Đặc điểm về số nang kích thước ≥ 14mm, nồng độ E2 và độ dày NMTC ngày gây trưởng thành noãn 61 4.2. Số noãn thu được và chất lượng noãn 63 4.2.1. Số noãn thu được 63 4.2.2. Số lượng noãn trưởng thành và tỷ lệ noãn trưởng thành 65 4.3. Tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi 66 4.3.1. Số noãn thụ tinh trung bình và tỷ lệ thụ tinh 66 4.3.2. Tỷ lệ phôi và chất lượng phôi của 2 nhóm 67 KẾT LUẬN 68 KHUYẾN NGHỊ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Trưởng thành noãn | vi_VN |
dc.subject | hCG | vi_VN |
dc.subject | hCG kết hợp GnRHa | vi_VN |
dc.subject | buồng trứng đáp ứng kém | vi_VN |
dc.title | So sánh kết quả trưởng thành noãn bằng hCG với hCG kết hợp GnRHa trên những trường hợp buồng trứng đáp ứng kém tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Luận văn BSNT Dương Hoàng Long.docx Restricted Access | 1.32 MB | Microsoft Word XML | ||
Luận văn BSNT Dương Hoàng Long.pdf Restricted Access | 1.85 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.