Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2826
Nhan đề: | TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TRẺ 6 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN LONGXAN, TỈNH XAYSONBUN, LÀO NĂM 2020 |
Tác giả: | KONGCHURXIONG, NAVONGXAY |
Người hướng dẫn: | PGS.TS. Nguyễn, Đỗ Huy |
Từ khoá: | Y tế công cộng |
Năm xuất bản: | 2021 |
Nhà xuất bản: | Đại học Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm về chức năng, cấu trúc và hóa sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi, mà đặc trưng là tỉ lệ suy dinh dưỡng được coi là yếu tố phản ánh TTDD của một cộng đồng. Tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến ở các nước trên thế giới đặc biệt ở các nước đang phát triển do điều kiện kinh tế, dịch vụ chăm sóc y tế và kiến thức của người dân còn thấp. Trên thế giới, theo báo cáo của UNICEF/WHO năm 2019 có 144 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 21,3% và 47 triệu trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm chiếm 6,9% trẻ dưới 5 tuổi1. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở châu Á chiếm 54%, châu Phi chiếm 40% số trẻ thấp còi trên toàn thế giới1,2. Hàng năm trên thế giới có khoảng 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở các nước đang phát triển có liên quan đến suy dinh dưỡng3. Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội4. Đặc biệt, ở lứa tuổi từ lúc sơ sinh cho tới 5 tuổi là thời kỳ phát triển quan trọng của cuộc đời. Do vậy việc đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này là vấn đề hết sức quan trọng và nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn này cũng là cao nhất5. Suy dinh duỡng cũng làm cho trẻ em dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm trùng, nhất là các bệnh đường hô hấp, đường ruột và khi mắc bệnh tiên lượng xấu hơn, gia tăng tỉ lệ tử vong 6-8. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em; trong đó quan trọng nhất là chế độ ăn, điều kiện vệ sinh và bệnh tật; được quyết đinh bởi điều kiện kinh tế xã hội, sự phát triển của chăm sóc y tế, phong tục tập quán của từng địa phương... Lào là một trong những quốc gia nghèo vùng Đông Nam Á; điều kiện kinh tế, trình độ học vấn còn thấp; chỉ số về chăm sóc bà mẹ và trẻ em còn kém trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế Lào năm 2018, tỷ suất tử vong mẹ là 107/100.000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi là 23/1000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 27/1000 trẻ đẻ sống. Tổ chức Y tế thế giới cũng ước tính tỷ lệ ca sinh non của Lào cũng ở mức 10,4%. Tại Lào, ước tính năm 2014 có 900.000 trẻ em dưới 5 tuổi. Trong số đó có 44% bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, 27% nhẹ cân và 6% gầy còm. Tỉ lệ này cao hơn ở vùng sâu, vùng xa và người dân tộc thiểu số. Xaysomboun là tỉnh thứ 18 của Lào được thành lập từ năm 2013 có tổng diện tích 8300 km2. Năm 2019 toàn tỉnh có 82000 người sinh sống, phần lớn là người đồng bào dân tộc Mông 55,7%, Khmu 18,3%. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp vì vậy điều kiện kinh tế và hệ thống y tế còn chưa phát triển. Longxan là một huyện nằm trong tỉnh Xaysomboun. Năm 2017, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân và gầy còm của huyện lần lượt là 47,5%, 21,7% và 7,6%. Những năm gần đây, huyện có những tiến bộ trong phát triển kinh tế và điều kiện chăm sóc sức khỏe của nhân dân được cải thiện. Trong đó, tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nhóm tuổi từ 0 đến 24 tháng chịu ảnh hưởng đặc biệt quan trọng của vấn đề bú mẹ và cho ăn bổ sung; phản ánh sâu sắc sự phát triển của xã hội, đặc biệt vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu của hệ thống y tế9. Nhằm cung cấp thông tin cho phát triển hệ thống y tế và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ em, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ 6 đến 24 tháng tuổi tại huyện Longxan, tỉnh Xaysonbun, Lào năm 2020” |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2826 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2021THS0923.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 2.08 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.