Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2818
Title: | CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN TỪ 12 TUỔI TRỞ LÊN THEO THANG ĐIỂM AQLQ12+ |
Authors: | BÙI, THỊ HƯƠNG |
Advisor: | PGS.TS. Nguyễn Thị, Diệu Thúy |
Keywords: | Nhi khoa |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | Đại học Y Hà Nội |
Abstract: | Hen phế quản (HPQ) là bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi. Báo cáo về gánh nặng hen toàn cầu năm 2014 cho thấy hiện nay có khoảng 334 triệu người trên thế giới mắc hen và con số này vẫn có xu hướng ngày càng tăng lên trong những năm tiếp theo1. Trên toàn cầu, khoảng 6,9% vị thành niên có triệu chứng hen suyễn nặng, từ 3,8% ở Châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Âu và Đông Âu đến 11,3% ở Bắc Mỹ2. Theo Nguyễn Văn Đoàn và cộng sự, độ lưu hành hen phế quản tại Việt Nam là 3,9%, trẻ em là 3,2%, người lớn là 4,3%3. HPQ khi không được kiểm soát làm bệnh trở nên nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Bệnh hen gây giảm sút sức khỏe, mất ngủ, gầy sút, ít có khả năng hoạt động như người bình thường, tinh thần không thoải mái, xa lánh bạn bè, ngại tiếp xúc với xã hội, hậu quả làm bệnh nhân HPQ kém phát triển về thể chất, tinh thần cũng như tương tác xã hội. Những thiệt hại do hen gây ra không chỉ là các chi phí trực tiếp cho điều trị, mà còn làm giảm khả năng lao động, gia tăng số buổi nghỉ học, gây khó khăn cho người bệnh ngay cả trong những hoạt động thể lực bình thường nhất. Thực tế, hen là gánh nặng cho cả bệnh nhân, gia đình và xã hội, hen là vấn đề toàn cầu1,4. Chất lượng cuộc sống (CLCS) đóng vai trò quan trọng trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính. Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng đánh giá CLCS có vai trò hỗ trợ cho theo dõi lâm sàng của các bệnh mạn tính5. Trẻ em là đối tượng đang phát triển cả về thể chất và tâm lý. Vị thành niên là lứa tuổi đã có nhận thức tương đối rõ rệt về bệnh tật và ảnh hưởng của bệnh tật lên phát triển thể chất, tâm lý, học tập và các hoạt động xã hội. Các nghiên cứu về CLCS cho thấy trẻ em ở độ tuổi lớn hơn thường có CLCS kém hơn so với trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn6. Sự thay đổi về tâm sinh lý và nhu cầu độc lập cũng như ngang hàng với bạn bè ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể dẫn tới việc phủ nhận bệnh tật, dấu triệu chứng, tham gia vào các hành vi rủi ro, tuân thủ điều trị kém7. Alvim báo cáo rằng tỷ lệ rối loạn hành vi cảm xúc ở thanh thiếu niên mắc hen là 20,6% cao hơn thanh thiếu niên không bị hen là 9%8. Như vậy CLCS ở thanh thiếu niên là một vấn đề cần được quan tâm hơn nữa trong điều trị các bệnh mạn tính. Thang điểm AQLQ 12+ (Standardised version of the Asthma Quality of Life Questionnaire for 12 years and older) được xem là 1 công cụ hữu hiệu để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hen cho trẻ từ 12-17 tuổi và người lớn với 32 câu hỏi thuộc 4 lĩnh vực về triệu chứng, giới hạn hoạt động, cảm xúc và tác nhân môi trường9,10. Hiện nay, bệnh viện Nhi trung ương đang theo dõi và điều trị cho nhiều bệnh nhân HPQ ở lứa tuổi vị thành niên. Để tìm hiểu CLCS của các bệnh nhân hen từ 12 tuổi trở lên cũng như một số yếu tố liên quan, chúng tôi thực hiện đề tài này với các mục tiêu sau: 1. Mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hen phế quản từ 12 tuổi trở lên bằng bộ câu hỏi AQLQ12+ tại bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hen phế quản từ 12 tuổi trở lên. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2818 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021THS0913.pdf Restricted Access | 2.16 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.