Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2810
Nhan đề: | TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NỮ CÔNG NHÂN 18 – 55 TUỔI TẠI CÔNG TY MIDORI APPAREL VIỆT NAM NĂM 2020 |
Tác giả: | VÕ PHẠM, MI TRANG |
Người hướng dẫn: | GS TS Lê, Thị Hương |
Từ khoá: | Dinh dưỡng |
Năm xuất bản: | 2021 |
Nhà xuất bản: | Đại học Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi sinh đẻ. Thiếu vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, acid folic là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đối tượng nguy cơ cao là phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em. Bệnh gây nên những hậu quả không tốt về sức khỏe: các biến chứng cho phụ nữ khi có thai và khi sinh, giảm sức lao động cho xã hội. Phụ nữ trong độ tuổi lao động ở các nước có thu nhập trung bình-thấp là những đối tượng có nguy cơ cao thiếu vi chất dinh dưỡng.1 Nữ giới có nhiều đặc điểm về nhân trắc, tâm sinh lý khác biệt so với nam giới, tình trạng này trầm trọng hơn trong thai kỳ do nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng, dẫn đến những tác động xấu đối với sự phát triển của thai nhi hay những lao động nữ thường phải sống tại các nhà trọ có điều kiện sinh hoạt thiếu thốn với các bữa ăn không đảm bảo dinh dưỡng vì vậy họ cần được bảo vệ sức khỏe và duy trì dinh dưỡng tốt để lao động sản xuất và làm tròn thiên chức sinh sản. Thiếu máu thiếu sắt (IDA) là nguyên nhân chính của thiếu máu và cũng là một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Tính trên toàn thế giới, có khoảng 496 triệu phụ nữ không mang thai và 32 triệu phụ nữ mang thai trên thế giới bị thiếu máu, tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở vùng Nam Á và Trung tâm – Nam châu Phi, riêng khu vực Đông Nam Á thì năm 2011 tỉ lệ này là 21% ở đối tượng phụ nữ không mang thai so với mức 29% trên toàn thế giới trong đó tỉ lệ thiếu máu nặng ở đối tượng này là 0,5%.2 3 Tại Việt Nam, theo khảo sát vi chất dinh dưỡng quốc gia vào năm 2014-2015, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là 25,5%, cao nhất ở miền núi với 27,9% và thấp nhất là ở khu vực thành thị là 20,8%, đây cũng là một con số đáng kể vì cứ 5 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở khu vực này thì có 1 phụ nữ thiếu máu.4 Tổng điều tra dinh dưỡng ở Việt Nam được thực hiện vào năm 2009 cũng cho thấy phụ nữ độ tuổi sinh đẻ (20-49 tuổi) có tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED) là 18,5% cao hơn nhiều so với nam giới. Tỷ lệ CED ở bà mẹ có con dưới 5 tuổi đã giảm hẳn so với 10 năm trước khi tỷ lệ này đã giảm từ 26,7% vào năm 2000 xuống còn 20,6% vào năm 2010. Bên cạnh đó tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh sản không có thai là 28,8% và phụ nữ có thai là 36,5%, đây là một con số đáng lưu ý và chỉ có dưới 1/5 số bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi được uống viên sắt trong 6 tháng qua.5 Với 88% dân số trong độ tuổi lao động, tỷ trọng nữ lao động (47,3%) tương đối cân bằng so với nam giới, vì vậy nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, đảm bảo hiệu quả trong lao động đặc biệt đối với lao động nữ càng được chú ý đến nhiều hơn.6 Trong một nghiên cứu do Nguyễn Tú Anh (2012) đã đưa ra số liệu sơ bộ về tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng của công nhân đang làm việc tại nhà máy công nghiệp với những con số rất đáng báo động với tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 37,6%, thiếu máu là 21,9%, khẩu phần ăn còn thiếu khoảng 15% nhu cầu năng lượng, một số vitamin và chất khoáng chỉ đạt 20-60% nhu cầu.7 Cho đến nay, các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn và một số yếu tố liên quan đến dinh dưỡng trên đối tượng phụ nữ độ tuổi lao động, đặc biệt là trên đối tượng nữ công nhân trong độ tuổi lao động ở khu vực Hoà Bình còn khá ít. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chủ yếu về phụ nữ tuổi sinh sản, phụ nữ đang mang thai và cho con bú và không nhiều nghiên cứu bao phủ toàn bộ nữ độ tuổi từ 18-55, nằm trong độ tuổi lao động và nhu cầu tìm hiểu thông tin về tình trạng dinh dưỡng của nữ công nhân nhằm có các biện pháp can thiệp sớm, đảm bảo năng suất lao động. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của nữ công nhân 18 – 55 tuổi tại công ty Midori Apparel Việt Nam năm 2020” với hai mục tiêu chính: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần của nữ công nhân 18 – 55 tuổi tại công ty Midori Apparel Việt Nam năm 2020. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của nữ công nhân 18 – 55 tuổi tại công ty Midori Apparel Việt Nam năm 2020. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2810 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2021THS0906.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.95 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.