Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2805
Title: SO SÁNH TỶ LỆ BIẾN CHỨNG ĐAU ĐẦU SAU GÂY TÊ TỦY SỐNG ĐỂ MỔ LẤY THAI CỦA KIM QUINCKE G25, KIM QUINCKE G27 VÀ KIM WHITACRE
Authors: VƯƠNG, DANH CHÍNH
Advisor: PGS. TS. Công, Quyết Thắng
Keywords: Gây Mê Hồi Sức
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Phương pháp vô cảm cho mổ lấy thai và những tác dụng không mong muốn luôn được các bác sỹ gây mê hồi sức quan tâm, mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm nhất định. Gây mê toàn thân mổ lấy thai có nhiều nguy cơ đối với mẹ và thai nhi như hội chứng trào ngược (Mendelson), nội khí quản khó, suy hô hấp sơ sinh…1,2. Gây tê tủy sống là một kỹ thuật đơn giản, hiệu quả, hậu phẫu nhẹ nhàng, giảm đau tốt, giảm nguy cơ cho mẹ và thai nhi hơn so với gây mê toàn thân3,4. Do vậy gây tê tủy sống được áp dụng phổ biến trong mổ lấy thai tuy nhiên phương pháp vô cảm này cũng còn những tác dụng không mong muốn như: tụt huyết áp, mạch chậm, nôn-buồn nôn, đau đầu sau tê tủy sống… Đau đầu sau gây tê tủy sống là tác dụng không mong muốn mà sản phụ hay than phiền, giảm sự hài lòng, gây khó khăn trong sinh hoạt, kéo dài thời gian nằm viện hoặc có thể tiến triển thành đau đầu mãn tính, ảnh hưởng đến thời gian hồi phục sau sinh của bệnh nhân, do vậy dự phòng và điều trị đau đầu sau GTTS là cần thiết, đây là vấn đề mà bác sỹ gây mê hồi sức cần quan tâm và đã được nhiều tác giả ghiên cứu. Một nghiên cứu được đăng trên Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ năm 1999 thì đau đầu đứng thứ ba, chiếm 15% trong các tác dụng không mong muốn của gây tê tủy sống5. Đau đầu sau gây tê tủy sống là do rò rỉ dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng vào khoang NMC được hình thành bởi kim gây tê, do đó việc giảm kích thước lỗ thủng màng cứng là một giải pháp để giảm tỷ lệ mắc đau đầu6,7. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ và mức độ đau đầu sau gây tê tủy sống là kích thước kim gây tê tủy sống, kim kích thước lớn tỷ lệ đau đầu cao hơn so với kim kích nhỏ9,13,17. Yếu tố nguy cơ bao gồm tuổi trẻ, giới nữ, phụ nữ mang thai trong đó phụ nữ mang thai là một yếu tố nguy cơ cao mắc đau đầu sau mổ vì là nữ, tuổi trẻ 8,9. Cruickshank và cộng sự đã chứng minh rằng có rất ít hoặc không có rò DNT vào khoang NMC với kim tủy sống G2910. Tuy nhiên khi GTTS với những kim nhỏ kỹ thuật khó hơn, tỷ lệ thất bại cao hơn ngay cả với kim dẫn đường và DNT ra chậm hơn 9,10,11. Kim Quincke G25 vẫn là phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi do dễ chọc tuy nhiên tỷ lệ mắc đau đầu còn cao12,13,14,15. Năm 1951, Hart và Whitacre đã sử dụng kim gây tê đầu bút chì để giảm cắt các sợi màng cứng, giảm tổn thương màng cứng từ đó dẫn đến giảm tỷ lệ đau đầu sau mổ16. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kim đầu bút chì làm giảm tỷ lệ đau đầu hơn so với kim mũi vát 12,13,15,17. Ở nước ta gây tê tủy sống là phương pháp vô cảm chủ yếu cho mổ lấy thai, nhiều loại kim khác nhau được sử dụng nhưng chưa có nghiên cứu nào về tỷ lệ đau đầu sau gây tê tủy sống giữa các loại kim gây tê. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu ‟So sánh tỷ lệ biến chứng đau đầu sau gây tê tủy sống để mổ lấy thai của kim Quincke G25, kimQuincke G27 và kim Whitacre” Với hai mục tiêu: 1. Đánh giá mức độ đau đầu và các yếu tố liên quan sau gây tê tủy sống mổ lấy thai sử dụng kim Quincke G25, kimQuincke G27 và kim Whitacre. 2. Đánh giá hiệu quả của thuốc Panadol Extra điều trị đau đầu sau gây tê tủy sống.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2805
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0997.pdf
  Restricted Access
2.29 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.