Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2804
Nhan đề: | KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH TIÊM VẮC XIN PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CỦA SINH VIÊN NỮ KHỐI Y HỌC DỰ PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2019 |
Tác giả: | LÊ, VĂN HỘI |
Người hướng dẫn: | PGS.TS. Lê Thị, Thanh Xuân |
Từ khoá: | Y tế công cộng |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | Đại học Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý phổ biến, đứng hàng thứ hai trong số các ung thư sinh dục ở phụ nữ trên thế giới và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu của giới nữ, nhất là ở những nước đang phát triển [1]. Năm 2018, ước tính trên toàn thế giới có 569.847 trường hợp mắc mới và 311.365 trường hợp tử vong do UTCTC; hơn 85% số ca tử vong này xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình [2]. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 5.000 ca mắc mới và 2.500 ca tử vong do UTCTC, đứng thứ tư trong số các ung thư ở phụ nữ, theo thống kê cứ 100.000 phụ nữ thì có 15 người mắc UTCTC và có xu hướng ngày càng tăng [1],[3]. Đa số các trường hợp mắc UTCTC có nguyên nhân từ nhiễm Human Papillomavirus (HPV). Mặc dù đây là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh được. Tiêm vắc xin phòng UTCTC là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Năm 2006, Úc là quốc gia đi đầu trong chương trình tiêm vắc xin phòng UTCTC ở người với gần 80% các em gái được tiêm chủng và khoảng 75 - 80% phụ nữ dưới 26 tuổi được tiêm phòng kể từ năm 2008. Hiệu quả của vắc xin đã được chứng minh từ ghi nhận tốt việc phòng ngừa 95% các tổn thương ở cổ tử cung [4],[5]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tính đến tháng 5/2017 vắc xin phòng UTCTC ở người đã được đưa vào chương trình tiêm chủng của 71 Quốc gia trên thế giới [3]. Tại Việt Nam, vắc xin phòng UTCTC lần đầu được giới thiệu năm 2007 thông qua dự án “Đánh giá các chiến lược tiêm vắc xinphòng ung thư cổ tử cung tại Việt Nam giai đoạn 2007-2011” do tổ chức PATH hỗ trợ [6]. Hiện nay có 2 loại vắc xin là Gardasil và Cervarix, theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa và nên đi tiêm vắc xin phòng UTCTC càng sớm càng tốt. Vắc xin có hiệu quả bảo vệ kéo dài ước tính khoảng 30 năm. Tại Việt Nam, vắc xin phòng UTCTC hiện nay chỉ được sử dụng tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ với chi phí không hề nhỏ. Có nhiều nghiên cứu và các bằng chứng thực tiễn trên thế giới đã chứng minh được mức độ an toàn, tính hiệu quả của vắc xin phòng UTCTC trong phòng nhiễm vi rút HPV gây bệnh ở người [7]. Một kết quả ở Hoa Kỳ cho thấy sinh viên đại học là đối tượng có nguy cơ nhiễm vi rút gây UTCTC ở người do thiếu nhận thức về vi rút HPV và có nhiều hành vi có nguy cơ cao: uống rượu, quan hệ tình dục, hút thuốc lá… đồng thời khuyến cáo việc cần có nhiều nghiên cứu đánh giá kiến thức, thực hành về phòng chống UTCTC trong sinh viên đại học [7]. Sinh viên nữ khối Y học dự phòng cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ, do vậy trang bị đầy đủ những kiến thức, xây dựng thái độ đúng đắn cũng như thúc đẩy hành vi phù hợp sẽ giúp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế này trong tương lai, trở thành tấm gương cho cộng đồng. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ và thực hành tiêm phòng vắc xin phòng UTCTC ở SV nữ khối Y học dự phòng. Chính vì lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ khối Y học dự phòng Trường Đại học Y Hà Nội năm 2019” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ khối Y học dự phòng Trường Đại học Y Hà Nội năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ khối Y học dự phòng Trường Đại học Y Hà Nội năm 2019. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2804 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2020THS0994.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 3.22 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.