Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2803
Title: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tới glucose máu của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2019- 2020
Authors: ĐỖ THỊ, MAI PHƯƠNG
Advisor: TS. NGUYỄN THỊ, HƯƠNG LAN
TS. NGUYỄN, TRỌNG HƯNG
Keywords: Dinh dưỡng
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: “Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa”. Dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở thành hiện thực. Trong đó, đái tháo đường (ĐTĐ), đặc biệt là đái tháo đường type 2 là bệnh không lây nhiễm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng. ĐTĐ là một nhóm các bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của Insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ làm tổn thương, rối loạn và suy yếu chức năng nhiều cơ quan khác nhau đặc biệt tổn thương mắt, thận, thần kinh và tim mạch [1]. Theo WHO, ĐTĐ là một bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và lối sống. Việc tiêu thụ thực phẩm nhiều glucid, lipid, ít rau và hoa quả kèm theo lối sống tĩnh tại làm tỷ lệ ĐTĐ type 2 ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2019 số người trưởng thành mắc ĐTĐ trên toàn thế giới là 463 triệu người và số người tử vong do ĐTĐ lên đến 4,2 triệu người [2]. Đây thực sự là những con số đáng báo động. Cũng theo thống kê của tổ chức IDF, tại Việt Nam năm 2019, cứ 1000 giây có 3779 người trưởng thành mắc ĐTĐ, trong đó có 53,4% số người trưởng thành mắc ĐTĐ không được chẩn đoán. Tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh ĐTĐ ở những người dưới 60 tuổi là 49,3% [3]. Chính thói quen sử dụng gạo trắng làm thực phẩm chính, ăn ít rau và hoa quả, kèm theo sự sẵn có của các thực phẩm giàu glucid là một trong những nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ ĐTĐ [4]. Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã cho thấy người bệnh mắc ĐTĐ type 2 thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp kiểm soát glucose máu tốt hơn, đồng thời giảm tỷ lệ biến chứng ở những người mắc bệnh [5], [6], [7], [8]. Các nghiên cứu cũng cho thấy thừa cân/ béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ của ĐTĐ type 2 đồng thời làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh [9]. Vì vậy, để khuyến cáo và can thiệp dinh dưỡng hiệu quả cần tiến hành đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân, phát hiện sớm tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng đồng thời giúp cho việc theo dõi diễn biến, tiên lượng bệnh hiệu quả. Tại nước ta hiện nay đã có một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ĐTĐ type 2 đều cho thấy thực trạng đáng báo động về tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ thừa cân, béo phì. Nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam (2016- 2017) cho thấy tỷ lệ bệnh nhân thừa cân béo phì theo BMI lần lượt là 19,4% và 0,8%; nghiên cứu tại Bệnh viện lão khoa trung ươn (2017) cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở bệnh nhân ĐTĐ lần lượt là 18,5% và 2,3% [10], [11]. Và chưa nhiều nghiên cứu về sự liên quan của chế độ dinh dưỡng, lối sống tới glucose máu của bệnh nhân ĐTĐ type 2. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tới glucose máu của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2019- 2020” Với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2019- 2020. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến glucose máu của bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2019- 2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2803
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0973.pdf
  Restricted Access
1.28 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.