Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2802
Nhan đề: Nhận xét tổn thương mô bệnh học ở bệnh nhân viêm thận lupus theo ISN/RPS 2003 và mối liên quan với một số yếu tố miễn dịch
Tác giả: TRẦN THỊ, MAI HOA
Người hướng dẫn: PGS.TS Đỗ, Gia Tuyển
TS.BS Nghiêm, Trung Dũng
Từ khoá: Nội khoa
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Lupus ban đỏ hệ thống (LBĐHT) là bệnh tự miễn hệ thống có cơ chế miễn dịch phức tạp và có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào 1 đặc biệt ở phụ nữ trẻ tuổi. LBĐHT có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể trong đó có tổn thương thận. Viêm thận lupus (VTL) là một trong những biểu hiện phổ biến đồng thời là một biến chứng thường gặp có khả năng đe dọa tính mạng ở bệnh nhân LBĐHT.2 Vậy nên VTL là một yếu tố tiên lượng tử vong quan trọng nhất ở bệnh nhân LBĐHT.3 Có 50-60% bệnh nhân LBĐHT có tổn thương thận tại thời điểm chẩn đoán. Khoảng 2/3 bệnh nhân LBĐHT bị bệnh thận ở một số giai đoạn từ bất thường nước tiểu không triệu chứng đến viêm cầu thận hình liềm tiến triển nhanh dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối.4 Có 10-30% bệnh nhân diễn tiến đến bệnh thận giai đoạn cuối mặc dù điều trị thường xuyên.5,6 Nhìn chung, tỉ lệ sống ở bệnh nhân bị LBĐHT trong 5 năm sau khi được chẩn đoán xấp xỉ 95%, trong 10 năm là 92 %. Sự hiện diện của VTL làm giảm đáng kể tỉ lệ sống xuống còn 88% sau 10 năm.7,8 Vì vậy cần xác định và phân loại từng bệnh nhân có tổn thương thận trên lâm sàng để bắt đầu phác đồ điều trị phù hợp giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.9 Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tổn thương thận được thể hiện bằng sinh thiết thận. Hiện nay bảng phân loại tổn thương mô bệnh học VTL mới nhất là ISN/RPS 2003 có những cải tiến trong định nghĩa tổn thương VTL, có ảnh hưởng đến điều trị và tiên lượng bệnh 10 đồng thời các yếu tố miễn dịch có thể giúp dự đoán tổn thương thận khi chẩn đoán và theo dõi các đợt tái phát trong quá trình theo dõi điều trị.11 Trên thế giới có một số nghiên cứu 2,11,12 đã chứng minh rằng các anti-dsDNA và các phần bổ thể có thể hữu ích trong việc đánh giá bệnh và hoạt động của thận nhưng cũng có nghiên cứu 13 không tìm thấy mối liên quan giữa 2 yếu tố miễn dịch và mô bệnh học. Ở Việt Nam cũng có nghiên cứu 14,15 về đặc điểm mô bệnh học của bệnh nhân VTL nhưng chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu mối liên quan giữa phân loại mô bệnh học theo ISN/RPS 2003 và các yếu tố miễn dịch. Vậy nên chúng tôi đặt vấn đề có mối liên quan nào giữa tổn thương mô bệnh học và các yếu tố miễn dịch không? Và có thể dựa vào sự biến đổi của các yếu tố miễn dịch để dự đoán phân loại mô bệnh học không? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét tổn thương mô bệnh học ở bệnh nhân viêm thận lupus theo ISN/RPS 2003 và mối liên quan với một số yếu tố miễn dịch” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm tổn thương trên sinh thiết thận và phân loại tổn thương mô bệnh học theo ISN/RPS 2003 ở bệnh nhân viêm thận lupus tại khoa Thận- tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa tổn thương mô bệnh học viêm thận lupus theo ISN/RPS 2003 và một số yếu tố miễn dịch ở nhóm nghiên cứu trên.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2802
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0969.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.81 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.