Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2792
Title: | NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ DỰ BÁO XÁC SUẤT GẪY XƯƠNG THEO MÔ HÌNH FRAX Ở BỆNH NHÂN BỆNH CẦU THẬN MẠN CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ |
Authors: | PHẠM, THU PHƯƠNG |
Advisor: | PGS.TS. Đỗ, Gia Tuyển TS. Hoàng, Văn Dũng |
Keywords: | Nội khoa |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Đại học Y Hà Nội |
Abstract: | Bệnh thận mạn (Chronic Kidney Disease) là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu. Bệnh thận mạn được Hội Thận Học Quốc tế (KDIGO 2012) định nghĩa là sự tồn tại các tổn thương về cấu trúc hoặc chức năng thận từ 3 tháng trở lên1 với tần xuất tăng nhanh và chi phí điều trị khổng lồ. Theo nghiên cứu được công bố trên The Lancet năm 2013, tỷ lệ mắc bệnh thận mạn trên thế giới là 8-16%2. Đây thực sự là một gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Bệnh thận mạn có nhiều biến chứng ở các chuyên khoa như: tim mạch, nội tiết, thần kinh… và thường tử vong do các biến chứng này, trong đó, có biến chứng tổn thương xương: loãng xương, gãy xương... do bệnh thận mạn1. Loãng xương theo WHO (1998) là sự thay đổi sức mạnh của xương, được đặc trưng bởi giảm mật độ xương và chất lượng xương3. Bệnh thận mạn dẫn đến nhiều rối loạn về nội tiết và chuyển hóa. Trong đó, có rối loạn chuyển hóa chất khoáng và chuyển hóa xương, có biểu hiện một hoặc phối hợp của 3 rối loạn: bất thường nồng độ calci, phospho, hormon tuyến cận giáp (PTH), yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF 23) và chuyển hóa Vitamin D; bất thường về chu chuyển xương, độ khoáng hóa, mật độ và sức mạnh của xương; sự vôi hóa ngoài hệ xương (mạch máu và mô mềm...)4. Tổn thương xương xuất hiện ngay cả khi suy thận giai đoạn sớm (mức lọc cầu thận < 60 ml/ phút)5,6. Bệnh xương do suy thận đôi khi được gọi là “kẻ phá hoại thầm lặng” vì bệnh nhân có thể không có triệu chứng, đến khi có triệu chứng như đau xương, đau khớp, biến dạng và gãy xương thì thường ở giai đoạn loãng xương nặng. Để đánh giá nguy cơ gãy xương, WHO nghiên cứu và áp dụng mô hình FRAX (The Fracture Risk Assessment Tool) trên nhiều quốc gia. Bằng việc khảo sát 12 yếu tố bao gồm: yếu tố nguy cơ loãng xương, tiền sử gãy xương, các bệnh lí kèm theo, thói quen hút thuốc, uống rượu… mô hình FRAX đưa ra con số tỷ lệ dự báo xác suất gãy xương trong 10 năm tiếp theo của bệnh nhân7. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng áp dụng mô hình FRAX ở bệnh thận mạn. Năm 2018, Whitlock cùng các cộng sự đã công bố một nghiên cứu rất có giá trị là áp dụng FRAX trong dự báo xác suất gãy xương ở 10,099 bệnh nhân có bệnh thận mạn độ III, IV, V. Nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa nguy cơ gãy xương chung FRAX và bệnh nhân bệnh thận mạn, so với bệnh nhân có chức năng thận được bảo tồn8. Tại Việt Nam, tỷ lệ loãng xương ở người bệnh mắc bệnh thận mạn đã có các tác giả nghiên cứu như Nguyễn Văn Thanh (2009) đã nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân bệnh thận mạn có bất thường về mật độ xương (giảm mật độ xương và loãng xương) là 64,5%9. Việc đánh giá nguy cơ gãy xương ở nhóm người bệnh mắc bệnh thận mạn chưa được công bố, điều này là cần thiết để nhân viên y tế và người bệnh cùng đưa ra các phương pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời, giúp can thiệp sớm và giảm tỷ lệ gãy xương. Do đó, đề tài “Nghiên cứu mật độ xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình FRAX ở bệnh nhân bệnh cầu thận mạn chưa điều trị thay thế” được tiến hành với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá mật độ xương và yếu tố nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân bệnh cầu thận mạn chưa điều trị thay thế. 2. Dự báo xác suất gãy xương theo mô hình FRAX ở bệnh nhân bệnh cầu thận mạn chưa điều trị thay thế. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2792 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0958.pdf Restricted Access | 1.83 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.