Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2791
Nhan đề: VAI TRÒ CỦA CHỈ SỐ TỔNG THỂ TÍCH CUỐI TÂM TRƯƠNG(GEDVI) TRONG HƯỚNG DẪN TRUYỀN DỊCH Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN
Tác giả: TRẦN, HỒNG CÔNG
Người hướng dẫn: TS.NGUYỄN, HỮU QUÂN
Từ khoá: Hồi sức cấp cứu
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Sốc nhiễm khuẩn là bệnh lý thường gặp tại các đơn vị hồi sức cấp cứu. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị, tỉ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn vẫn rất cao1,2. Ổn định huyết động vẫn luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên trong điều trị sốc nhiễm khuẩn3,4. Trong đó, hồi sức dịch là một trong những biện pháp đầu tiên khi có sốc, quyết định tiên lượng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, theo hướng dẫn điều trị sốc nhiễm khuẩn, bệnh nhân sốc được truyền nhanh dịch sau 3 giờ đầu thì sẽ phải hồi sức dịch như thế nào tiếp theo hoàn toàn phụ thuộc vào từng cá thể4. Mục đích của quá trình hồi sức dịch là làm tăng cung lượng tim để gián tiếp đảm bảo huyết áp và tưới máu cơ quan. Hiện nay để quyết định truyền dịch cho bệnh nhân chúng ta dựa vào đáp ứng truyền dịch cho bệnh nhân thay vì khái niệm thiếu dịch, thừa dịch hay đủ dịch.Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50% bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có đáp ứng với bù dịch3,5. Mặt khác, bù dịch quá nhiều gây ra nhiều biến chứng và tăng tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân5,6. Việc đánh giá huyết động có ý nghĩa quan trọng để đưa ra quyết định xử trí bệnh nhân. Có nhiều phương pháp đánh giá đáp ứng truyền dịch đã được sử dụng. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Chỉ số CVP được dùng trong thực hành lâm sàng từ trước đến nay, là mục tiêu trong chiến lược điều trị sớm nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra nhiều hạn chế trong đánh giá đáp ứng truyền dịch7,8. Hiện nay có nhiều biện pháp thăm dò tối thiểu với tỉ lệ biến chứng do quá trình can thiệp thấp được áp dụng tại các đơn vị hồi sức trong đó có dụng cụ thăm dò PiCCO ngày càng phổ biến và góp phần giảm thời gian thở máy, nằm viện và tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân. Chỉ số tổng thể tích cuối tâm trương(GEDVI) được đo bằng dụng cụ PiCCO có nhiều ưu điểm như không phụ thuộc vào tình trạng thở máy của bệnh nhân, áp lực ổ bụng, là được được áp dụng trong hướng dẫn bù dịch bằng PiCCO ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn9. Trên thế giới có một số nghiên cứu chỉ ra giá trị của GEDVI trong đánh giá đáp ứng truyền dịch của bệnh nhân. Hiện nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu đánh giá chỉ số GEDVI trong hướng dẫn truyền dịch ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Vì vậy chứng tôi làm nghiên cứu: “Vai trò của chỉ số tổng thể tích cuối tâm trương(GEDVI) trong hướng dẫn truyền dịch ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn” Với mục tiêu: Mục tiêu 1: Mô tả thay đổi của thông số GEDVI ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn Mục tiêu 2: Nhận xét vai trò của thông số GEDVI trong hướng dẫn truyền dịch ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2791
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0957.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.44 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.