Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2783
Title: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và vai trò của cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong u sọ hầu người lớn
Authors: TRẦN THỊ, HỒNG NHUNG
Advisor: PGS.TSKH. Nguyễn, Đình Tuấn
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: U sọ hầu (Craniopharyngiomas) được định nghĩa bởi Tổ chức y tế thế giới (WHO) là một loại u biểu mô vảy lành tính ít gặp, xếp loại độ I, phát triển chậm, nằm phần lớn ở vùng hố yên và trên yên, quanh tuyến yên và cuống tuyến yên1. U sọ hầu là loại u hiếm gặp chiếm 3-4% u nội sọ. Tỷ lệ mới mắc được phát hiện 0,5-2 ca/1 triệu dân/ năm, tỷ lệ gặp ở hai giới tương đương nhau. USH gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, thậm chí thời kỳ trước sinh và thời kỳ sơ sinh, nhưng tuổi USH hay gặp là 5-14 tuổi và 40-60 tuổi, trong đó khoảng 50% gặp ở trẻ em. USH gồm 2 thể mô bệnh học: u men răng và u nhú. USH thể u men răng hay hặp ở trẻ em, còn USH thể nhú hay gặp ở người lớn2,3. Như vậy có sự khác biệt về thể mô bệnh học giữa trẻ em và người lớn nên việc chẩn đoán sớm và điều trị sớm có ý nghĩa rất lớn trong việc trả lại cuộc sống cho người bệnh gia đình và toàn xã hội. Phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là phẫu thuật, có thể kết hợp các phương pháp hỗ trợ khác như xạ trị, hoá trị với điều trị nội tiết. Đây là khối u lành tính nên để việc điều trị có kết quả tốt phải lấy bỏ hết khối u mà ít làm tổn thương tuyến yên lành, cuống tuyến yên và các cấu trúc quan trọng xung quanh. Nhưng bản chất của khối u thường dính chặt và xâm lấn, len lỏi vào các cấu trúc quan trọng này nên việc cắt bỏ hết khối u là điều rất khó khăn. Chọn đường mổ và phương pháp mổ từ lâu được các nhà phẫu thuật viên thần kinh bàn bạc và đang còn nhiều tranh cãi. Phẫu thuật nội soi qua đường mũi xoang bướm cùng với những phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn khác trong điều trị u sọ hầu là những tiến bộ và xu thế trong phẫu thuật thần kinh hiện đại. Những tiến bộ mới trong y học và những hiểu biết sâu sắc hơn về giải phẫu nền sọ, cải thiện được hình ảnh nhìn qua nội soi, ứng dụng hệ thống định vị Navigation, cũng như rất nhiều các phương tiện hỗ trợ hình ảnh hiện đại cho phép các chuyên gia phẫu thuật thần kinh giải quyết tốt hơn những tổn thương vùng trên yên4,5. Về phương diện chẩn đoán hình ảnh: u sọ hầu thường có hình ảnh không đồng nhất so với bất kì tổn thương nào vùng trên yên. U sọ hầu có thể gặp thể nang, thể đặc hay hỗn hợp thể nang và đặc, có vôi hoá hay không vôi hoá. Chính vì sự đa dạng tổ chức như vậy nên có thể thấy được sự biến đổi đa dạng tỷ trọng trên phim chụp cắt lớp vi tính và thay đổi tín hiệu trên phim chụp cộng hưởng từ. Mục tiêu cao nhất của chẩn đoán hình ảnh là đưa ra được chẩn đoán chính xác vị trí u, bản chất u, mối quan hệ với các cấu trúc xung quanh giúp các nhà phẫu thuật viên lập kế hoạch phẫu thuật và tiên lượng cho bệnh nhân. Chẩn đoán hình ảnh u sọ hầu chủ yếu dựa vào phim cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ2,4,6. Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ là một bước tiến dài để chẩn đoán và hỗ trợ trong phẫu thuật u vùng tuyến yên - trên yên và u sọ hầu nói riêng, cho phép thấy khối u và phần nào đánh giá bản chất khối u, mối liên quan của u và các cấu trúc quan trọng xung quanh. Ở Việt Nam chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ của u sọ hầu, đặc biệt là ở người lớn vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và vai trò của cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong u sọ hầu người lớn” với hai mục tiêu sau: 1. Đặc điểm hình ảnh của u sọ hầu người lớn trên cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ. 2. Vai trò của cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trong chẩn đoán u sọ hầu người lớn có chỉ định phẫu thuật nội soi.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2783
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0949.pdf
  Restricted Access
2.03 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.