Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2779
Nhan đề: BIẾN CỐ LIÊN QUAN THỞ MÁY Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT TIM MỞ TẠI KHOA HỒI SỨC NGOẠI TIM MẠCH BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Tác giả: PHẠM THỊ, THU HIỀN
Người hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN, MINH ĐIỂN
Từ khoá: Nhi khoa
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Thông khí nhân tạo bằng thở máy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bệnh viện nhằm duy trì sự sống cho những bệnh nhân suy hô hấp không có khả năng tự thở. Tỷ lệ bệnh nhi cần thở máy tại các đơn vị hồi sức cấp cứu thay đổi từ 30% đến 64%, với thời gian trung bình từ 5 đến 6 ngày.1,2 Những bệnh nhân thở máy có nguy cơ cao bị các biến chứng như viêm phổi thở máy, nhiễm trùng huyết, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), tắc mạch phổi và phù phổi cấp. Biến cố liên quan thở máy (VAE) là tình trạng suy giảm ô xy ≥ 2 ngày lịch xuất hiện ở bệnh nhân được thông khí hỗ trợ bằng thở máy qua nội khí quản hoặc mở khí quản sau một thời gian ≥ 2 ngày lịch ổn định hoặc cải thiện thông số máy thở.3 Đặt ống nội khí quản và hô hấp hỗ trợ bằng thở máy trong điều trị đã góp phần cứu sống rất nhiều bệnh nhân, nhưng lại là nguyên nhân gây ra VAE. Trước năm 2013, các nghiên cứu chỉ giới hạn ở viêm phổi liên quan thở máy (VAP). Các tiêu chuẩn chẩn đoán VAP của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) và Mạng lưới an toàn y tế quốc gia Hoa Kỳ (NHSN) có nhiều hạn chế. Hạn chế được mô tả nhiều nhất đó là cần tiêu chuẩn kết quả chụp X-quang lồng ngực. Ngoài ra tiêu chuẩn chẩn đoán VAP có các dấu hiệu lâm sàng không được ghi chép hoặc không nhất quán trong hồ sơ bệnh án. Các tiêu chuẩn chồng chéo với bệnh lý nền đặc biệt ở trẻ sinh non, sơ sinh và trẻ có mắc các bệnh tim hoặc rối loạn hô hấp. Những hạn chế của định nghĩa giám sát VAP có ý nghĩa đối với việc phòng ngừa. Dữ liệu giám sát đáng tin cậy rất cần thiết để đánh giá hiệu quả của các chiến lược phòng ngừa cũng như đưa ra các biện pháp hiệu quả để cải thiện kết quả các thông số thở máy trên bệnh nhân viêm phổi.4 Năm 2013, CDC – NHSN đã đưa ra định nghĩa VAE ở người lớn dựa trên các tiêu chí FiO2 và PEEP để xác định tất cả các biến chứng liên quan đến thở máy thay vì chỉ tập trung vào VAP.4 Tháng 1 năm 2019, CDC – NHSN đưa ra định nghĩa giám sát VAE trẻ em dựa trên các chí FiO2 và MAP.3 Tuy nhiên, đây là khái niệm mới được áp dụng trên các đối tượng bệnh nhi nên trên thế giới còn ít nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn VAE trẻ em. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, phẫu thuật tim mở được tiến hành từ năm 2003 và ngày càng được quan tâm. Hàng năm bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật tim mở cho 700 đến 900 trường hợp. Các bệnh nhân sau phẫu thuật tim mở cần phải chuyển khoa Hồi sức ngoại tim mạch và được điều trị thở máy. Phẫu thuật tim mở với chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) đã ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng hô hấp. Vì vậy, việc sử dụng giám sát VAE là một yêu cầu cấp thiết nhằm để theo dõi các bệnh nhân thở máy một cách khách quan. Từ đó, xác định các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của VAE để áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp nhằm đạt được kết quả điều trị tốt nhất trong hồi sức sau phẫu thuật tim mở. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Biến cố liên quan thở máy ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim mở tại khoa Hồi sức ngoại tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương” với các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ biến cố liên quan thở máy ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim mở tại khoa Hồi sức ngoại tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương từ 7/2019 đến 6/2020. 2. Nhận xét một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ biến cố liên quan thở máy ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim mở tại khoa Hồi sức ngoại tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2779
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0945.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.32 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.