Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2774
Nhan đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi ở bệnh nhân sốt mò tại bệnh viện Bạch Mai
Tác giả: BÙI, NHƯ KHOÁT
Người hướng dẫn: PGS.TS. PHAN, THU PHƯƠNG
PGS.TS. ĐỖ, DUY CƯỜNG
Từ khoá: Nội khoa
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Viêm phổi là bệnh lý thường gặp trong thực hành lâm sàng và hiện tại vẫn là một trong những căn nguyên chính gây tử vong trên thế giới. Tại Mỹ, viêm phổi là căn nguyên gây tử vong hàng thứ 6 trong các căn nguyên gây tử vong và vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý truyền nhiễm.1’2 Có nhiều căn nguyên gây viêm phổi, mặc dù đều có những đặc điểm chung của bệnh lý viêm phổi như sốt, ho khạc đờm nhưng mỗi nhóm căn nguyên lại có đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cùng phương pháp chẩn đoán điều trị và tiên lượng khác nhau. Ở bệnh nhân sốt mò, tổn thương hệ hô hấp được ghi nhận xuất hiện với tỷ lệ cao, có đến trên 40% bệnh nhân có tổn thương phổi khi thăm khám và/hoặc tổn thương trên phim X-Quang.3 Triệu chứng lâm sàng hệ hô hấp ở bệnh nhân sốt mò đa dạng từ ho, viêm phổi kẽ, suy hô hấp nặng thậm chí ARDS. Khi tổn thương phổi xuất hiện thì tỷ lệ xuất hiện những biến chứng nặng của bệnh cũng cao hơn như giảm tiểu cầu nặng, tụt huyết áp hay albumin máu giảm kèm theo thời gian nằm viện và thời gian hết sốt cũng kéo dài hơn.3 Trước tình trạng viêm phổi ở bệnh nhân sốt mò, ngoài tổn thương hô hấp đòi hỏi bác sĩ lâm sàng phải tầm soát đồng thời nhiều nhóm biến chứng có thể gặp trên nhiều cơ quan khác nhau, nếu không có thể dẫn đến nguy hiểm cho bệnh nhân. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ của sốt mò. Bệnh do vi khuẩn Rickettsia tsutsugamushi (hay Orientia tsutsugamushi) gây ra, với nhiều biểu hiện lâm sàng đa dạng. Vết loét ngoài da đặc hiệu có giá trị chẩn đoán nhưng chỉ xuất hiện ở một số bệnh nhân và thường ở những vị trí khó phát hiện, dễ bỏ sót nếu thăm khám lâm sàng không cẩn thận.4 Trong thực tế, những xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán sốt mò thường chỉ thực hiện trên những đối tượng nghi ngờ khi phát hiện vết loét, cùng với tổn thương đa dạng nhiều khi làm chậm chẩn đoán. Mặc dù vi khuẩn Orientia tsutsugamushi nhạy cảm với kháng sinh tetracycline hay chloramphenicol, nhưng nếu không được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng bệnh có thể tiến triển nặng lên và dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí tử vong. Khảo sát đặc điểm viêm phổi ở bệnh nhân sốt mò là điều cần thiết, để chẩn đoán sớm cũng như chủ động tầm soát các biến chứng có thể xảy ra như giảm tiểu cầu, xuất huyết tiêu hóa giúp tăng hiệu quả điều trị. Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi ở bệnh nhân sốt mò tại bệnh viện Bạch Mai”, với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi ở bệnh nhân sốt mò tại Bệnh viện Bạch Mai. 2. Đánh giá kết quả điều trị viêm phổi ở bệnh nhân sốt mò tại bệnh viện Bạch Mai.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2774
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0938.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.97 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.