Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2773
Nhan đề: | HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA UROKINASE TRONG ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO LAO VÁCH HÓA |
Tác giả: | TẠ THỊ, TRÀ MY |
Người hướng dẫn: | TS. ĐOÀN THỊ, PHƯƠNG LAN |
Từ khoá: | Nội khoa |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | Đại học Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Tràn dịch màng phổi (TDMP) là hiện tượng tích tụ dịch nhiều hơn mức sinh lý bình thường trong khoang màng phổi.1,2 Theo nghiên cứu của Porcel (2014) trong số các nguyên nhân của TDMP, nguyên nhân do lao xếp thứ 4 (9%) nhưng là nguyên nhân phổ biến nhất ở những bệnh nhân < 34 tuổi (56%).3 Còn theo các nghiên cứu trong nước, TDMP do lao là nguyên nhân hàng đầu, như nghiên cứu của tác giả Ngô Quý Châu (2003) tỷ lệ TDMP do lao chiếm 37,6% (289/768),4 tác giả Phan Tiến Lộc (2014) là 47% (356/761).5 Báo cáo năm 2018 của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trên toàn cầu ước tính có 10 triệu người mắc lao và 1,6 triệu người chết vì bệnh lao trong năm 2017.6 Về mặt địa lý, phần lớn các trường hợp mắc lao tập trung ở Đông Nam Á (44%), châu Phi (24%), Tây Thái Bình Dương (18%) và lao màng phổi là một trong các thể lao ngoài phổi phổ biến nhất.6 Nguyên tắc điều trị TDMP do lao là điều trị các thuốc chống lao cùng với chọc tháo hết DMP. Nhưng ngay khi nhập viện, gần một nửa bệnh nhân TDMP do lao có tình trạng vách hóa trong khoang màng phổi như trong nghiên cứu của tác giả Trương Duy Hưng tỷ lệ này là 55,6%, của tác giả Nguyễn Thị Kiều Anh là 44,4%.7,8 Tình trạng vách hóa sẽ hạn chế việc chọc tháo hết được DMP cho bệnh nhân. Và sau khi kết thúc điều trị vẫn có khoảng 25% bệnh nhân có di chứng dày màng phổi, có thể gây ra các triệu chứng đau ngực, khó thở.9 Trên thế giới đã có các nghiên cứu lâm sàng đối chứng trên các bệnh nhân TDMP do lao so sánh giữa nhóm được bơm thuốc tiêu sợi huyết vào khoang màng phổi và nhóm không được bơm đã cho các kết quả tích cực ở nhóm được bơm thuốc tiêu sợi huyết như tăng lượng dịch chọc tháo DMP, cải thiện các triệu chứng lâm sàng và giảm tỷ lệ di chứng dày màng phổi, đau ngực mạn tính.10–12 Trong số các thuốc tiêu sợi huyết được sử dụng vào việc bơm phá vách khoang màng phổi, Urokinase đã được FDA chấp thuận sử dụng vào năm 1987, tuy được sử dụng sau Streptokinase nhưng lại nó có nhiều ưu điểm về hiệu quả và an toàn và tính thuận tiện hơn Streptokinase.13 Urokinase là một yếu tố hoạt hóa plasminogen nội sinh nên không tạo ra kháng thể, vì thế ít gây dị ứng và có thể sử dụng nhiều lần mà không sợ mất hoạt tính. Ngoài ra, còn có Alteplase cũng đã được nghiên cứu sử dụng trong TDMP do lao nhưng giá thành cao hơn Urokinase. Tình hình ở Việt Nam hiện nay, đã có một số nghiên cứu sử dụng Streptokinase trong điều trị TDMP do lao và tràn mủ màng phổi, kết quả thu được gồm có tăng thể tích dịch dẫn lưu, cải thiện các triệu chứng lâm sàng (sốt, đau ngực, ho, khó thở), tăng dung tích sống gắng sức (FVC) và độ giãn nở lồng ngực nhưng cũng có một số trường hợp ghi nhận được xảy ra sốt (8,8%), mẩn ngứa (2,9%), chảy máu màng phổi trong quá trình điều trị nhưng ở mức độ nhẹ.14,15 Tại trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai trong 2 năm gần đây, bắt đầu sử dụng Urokinase trong điều trị các trường hợp TDMP có vách hóa. Do đó, để làm rõ hiệu quả của Urokinase trong điều trị TDMP do lao chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả điều trị hỗ trợ và tính an toàn của Urokinase trong điều trị tràn dịch màng phổi do lao vách hóa” với 2 mục tiêu như sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số triệu chứng cận lâm sàng của bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao vách hóa điều trị tại trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai. 2. Nhận xét hiệu quả điều trị hỗ trợ và tính an toàn của Urokinase trong điều trị tràn dịch màng phổi do lao vách hóa. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2773 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2020THS0937.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 2 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.