Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2770
Title: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính hai nguồn năng lượng trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh ngoài sọ
Authors: NGUYỄN, HỮU THUYẾT
Advisor: TS. Phạm, Hồng Đức
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh
Issue Date: 2020
Abstract: Bệnh cảnh lâm sàng của hẹp động mạch cảnh trải rộng từ hoàn toàn không có triệu chứng đến đột quỵ nặng nề và tử vong. Bệnh lý xơ vữa, liên quan đến động mạch cảnh gây hẹp trầm trọng dẫn tới hiện tượng thiếu máu, gây 20 đến 30% trường hợp đột quỵ 1. Đánh giá mức độ hẹp cũng như mô tả đặc điểm của mảng xơ vữa là một tiêu chí rất quan trọng trong quản lý bệnh nhân hẹp động mạch cảnh do xơ vữa. Chụp mạch số hoá xoá nền (DSA: Digital Subtraction Angiography) cho đến hiện tại vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá hẹp động mạch cảnh 2. Tuy nhiên, DSA đang dần được thay thế bằng các phương thức chẩn đoán hình ảnh khác không xâm nhập như siêu âm Duplex (kết hợp siêu âm kiểu B và siêu âm Doppler), chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA: Computed Tomography Angiography), chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA: Magnetic Resonance Angiography). Siêu âm là phương thức chẩn đoán được sử dụng phổ biến, thường được dùng để đánh giá ban đầu. Tuy nhiên, siêu âm phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thực hiện và bị giới hạn về phạm vi khảo sát. MRA bao gồm các kỹ thuật hình ảnh mạch máu dùng cộng hưởng từ có khả năng hiện hình tuần hoàn trong và ngoài sọ. Kỹ thuật này hữu ích trong việc xác định căn nguyên đột quỵ và đánh giá động học dòng chảy trong mạch máu. Các kỹ thuật MRA có tiêm thuốc và không tiêm thuốc có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đối cao trong phân biệt hẹp động mạch cảnh mức độ nặng. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp MRA là tương đối kém nhạy trong phát hiện vôi hoá động mạch, thời gian chụp lâu 3. CTA là phương thức được sử dụng rộng rãi để đánh giá hẹp động mạch cảnh với độ chính xác cao, nhưng vẫn có nhược điểm trong trường hợp có hiện diện của vôi hoá gây hạn chế đánh giá lòng mạch, dẫn tới việc chẩn đoán mức độ hẹp, ảnh hưởng đến chỉ định điều trị. Cắt lớp vi tính hai nguồn năng lượng (DSCT: Dual- Source Computed Tomography) ra đời đã khắc phục được những hạn chế của CTA thông thường. Trong chụp mạch máu, do có sự khác biệt tính chất phổ của iode với các cấu trúc khác, DSCT giúp loại trừ xương dễ dàng trên bộ dữ liệu. Với công nghệ này, hai bộ hình ảnh đồng thời được thu lại với hai mức điện thế khác nhau, từ đó được xử lý bằng thuật toán chuyên dụng được nhà sản xuất cung cấp và tạo ra các hình ảnh khác nhau như xoá xương hay vôi hoá, cho thấy những ưu điểm trong đánh giá hệ động mạch 4. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về khảo sát động mạch cảnh bằng DSCT: Das (2009) 5 nghiên cứu DSCT đối chiếu DSCT và phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh, Thomas (2010) 6 nghiên cứu DSCT xóa xương và vôi hóa, Korn (2011) 4 so sánh CTA và DSCT có đối chiếu với DSA, Mannil (2017) 7 nghiên cứu thuật toán mới xoá vôi hoá trong DSCT, đối chiếu với DSA. Các công trình nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về ứng dụng của cắt lớp vi tính hai nguồn năng lượng trong đánh giá hệ mạch cảnh, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu sau: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính hai nguồn năng lượng trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh ngoài sọ. 
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2770
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0931.pdf
  Restricted Access
1.57 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.