Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2766
Nhan đề: KHẢO SÁT KẾT QUẢ ĐIỆN DẪN SUẤT NIÊM MẠC THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN CÓ TỔN THƯƠNG THỰC QUẢN TRÀO NGƯỢC TRÊN NỘI SOI
Tác giả: NGUYỄN PHẠM, TUẤN THÀNH
Người hướng dẫn: TS. ĐÀO, VIỆT HẰNG
Từ khoá: Nội khoa
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) là bệnh lý phổ biến và có xu hướng tăng nhanh trên thế giới cũng như tại Đông Nam Á1. Một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ loét dạ dày - tá tràng có xu hướng giảm, trong khi đó tỉ lệ bệnh nhân trào ngược có xu hướng tăng lên2-4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý này bao gồm: sử dụng bảng câu hỏi lâm sàng (ví dụ, GERDQ), điều trị thử thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong 2 tuần, nội soi đường tiêu hóa trên, và đo pH-trở kháng thực quản 24 giờ. Tuy nhiên, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp cho từng nhóm đối tượng bệnh nhân. Các bộ câu hỏi GERD và điều trị thử có độ nhạy và độ đặc hiệu là 34,3% và 82,5%5. Nội soi đường tiêu hóa trên có thể phát hiện tổn thương và biến chứng của GERD nhưng chỉ khoảng 30-50% bệnh nhân GERD có tổn thương trên nội soi6,7. Đo pH-trở kháng 24 giờ được coi là tiêu chuẩn vàng do đánh giá được thời gian niêm mạc thực quản tiếp xúc với acid, số cơn trào ngược, tính chất dịch trào ngược, và mối liên quan giữa trào ngược và triệu chứng của bệnh nhân7, tuy nhiên chỉ định hạn chế và quy trình thực hiện phức tạp. Do vậy, một số nghiên cứu tập trung theo hướng phát triển các kĩ thuật giúp chẩn đoán nhanh và không quá phức tạp7. Tính dẫn điện là khả năng của môi trường cho phép sự di chuyển của các hạt điện tích qua nó, khi có lực tác động vào các hạt, sự di chuyển có thể tạo thành dòng điện. Trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Khi niêm mạc thực quản bị tổn thương do các yếu tố tấn công, các ion mang điện qua lớp niêm mạc thực quản dễ dàng hơn, do đó làm giảm giá trị của trở kháng. Một số tác giả đã nghiên cứu sử dụng catheter đo giá trị điện dẫn suất (là giá trị nghịch đảo của trở kháng) của niêm mạc thực quản trong quá trình nội soi, bước đầu cho thấy tương quan giữa chỉ số này với thời gian tiếp xúc với axít ở bệnh nhân GERD và không GERD8. Trên cơ sở hiểu biết về nguyên lý và đã bắt đầu có những dữ liệu chứng minh giá trị của chỉ số điện dẫn suất niêm mạc thực quản trong chẩn đoán GERD8, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đối với kỹ thuật này nhằm hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát kết quả điện dẫn suất niêm mạc thực quản ở bệnh nhân có tổn thương thực quản trào ngược trên nội soi. 2. Khảo sát kết quả điện dẫn suất niêm mạc thực quản ở bệnh nhân không có tổn thương thực quản trên nội soi.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2766
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0902.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.01 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.