Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2762
Title: ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG THẦN KINH NHẬN THỨC SAU NHỒI MÁU NÃO KHU VỰC BÁN CẦU Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
Authors: VŨ, THU HƯƠNG
Advisor: PGS.TS NGUYỄN, TRỌNG HƯNG
Keywords: Thần kinh
Issue Date: 2019
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Tai biến mạch não (TBMN) là nguyên nhân gây tàn tật nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao, khi sống sót bệnh nhân vẫn còn phải gánh chịu những khiếm khuyết nặng nề của các chức năng thể chất, tâm thần và các chức năng cao cấp của não (tư duy, trí nhớ, ngôn ngữ, điều hành…). Trong TBMN thì nhồi máu não (NMN) chiếm 85%. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ sau nhồi máu não là rất cao, dao động từ 13,6% (censori) đến 31,8% (Pohjasvaava) trong thời gian 3 tháng đầu sau tai biến. Sau 5 năm tỷ lệ đó là 32,0%, mặt khác SSTT sẽ làm tăng nguy cơ của NMN tái phát (Moroney). NMN có SSTT thì tỷ lệ sống sau 5 năm là 39%, còn NMN không có SSTT thì tỷ lệ sống sau 5 năm là 75% [19, 14]. Vì các lí do trên thấy rằng NMN và sa sút trí tuệ là hai bệnh cảnh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ở Việt Nam, tuổi thọ con người cũng đang ngày một tăng cao và số người mắc Tai biến mạch não khá cao. Tác giả Nguyễn Văn Thắng nghiên cứu trên 87.677 người dân thuộc tỉnh Hà Tây cũ (2006) đã báo cáo tỷ lệ hiện mắc TBMN là 169,9/ 100.000 dân [13], nghiên cứu của tác giả Đặng Quang Tâm ở Thành phố Cần Thơ thì tỷ lệ hiện mắc TBMN là 129,56/100.000 dân [11], nghiên cứu của tác giả Trần Văn Tuấn ở Thái Nguyên thì tỷ lệ này là 100/100.000 dân [15]. TBMN tăng lên rõ rệt theo tuổi và cùng với nó tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tàn phế cơ thể đặc biệt suy giảm nhận thức do mạch máu cũng tăng theo. Chức năng nhận thức là rất quan trọng đối với mỗi con người, đó là các lĩnh vực giúp cho con người tồn tại, phát triển, sinh hoạt, hoạt động, và giao tiếp một cách bình thường. Trong sa sút trí tuệ thường bệnh nhân biểu hiện sớm nhất là rối loạn trí nhớ với các mức độ khác nhau. Vì vậy nếu được quan tâm, phát hiện sớm, và can thiệp điều trị tích cực thì sẽ làm chậm được quá trình diễn biến của bệnh. Bệnh nhân sẽ kéo dài được thời gian hoà nhập với cộng đồng hơn. Mặt khác khi rối loạn các chức năng nhận thức ở mức độ nặng thì phải có một chương trình phục hồi chức năng chuyên sâu. Ở nước ta trước kia sa sút trí tuệ chưa được quan tâm đúng mức. Trong cộng đồng, đa số người dân cho rằng sa sút trí tuệ là bệnh của tuổi già và không chữa được, còn với bệnh nhân sau tai biến mạch não thì việc phục hồi chức năng vận động thường được quan tâm chú trọng hơn còn chức năng trí tuệ chưa được chú ý nhiều. Ngày nay nhờ sự phát triển của kinh tế, xã hội và y học, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Việc phục hồi chức năng nhận thức cho bệnh nhân sau tai biến mạch não đã trở thành một mục tiêu lớn, không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh mà còn làm giảm gánh nặng cho gia đình, cộng đồng, xã hội và tiết kiệm ngân sách. Tăng huyết áp đã và đang trở thành một bệnh phổ biến, ngày càng gia tăng nhanh chóng, nhất là ở các nước đang phát triển, bệnh lý này đang trở thành vấn đề sức khoẻ toàn cầu. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ độc lập, quan trọng nhất của TBMN nói chung và của nhồi máu não nói riêng [17]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu cũng như các thử nghiệm lâm sàng để cho ra đời nhiều loại thuốc mới nhằm giải quyết vấn đề này. Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu. Tuy nhiên các công trình mới chỉ ở bước đầu, và chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là các trường hợp có bệnh lý tăng huyết áp kèm theo. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng chức năng thần kinh nhận thức sau nhồi máu não khu vực bán cầu ở bệnh nhân tăng huyết áp. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan và rối loạn chức năng thần kinh nhận thức ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2762
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2019THS0992.pdf
  Restricted Access
1.54 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.