Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2756
Title: | ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM TAN “HƯƠNG SA LỤC QUÂN” TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH THỂ LỎNG |
Authors: | TRẦN THỊ, THÚY THƯƠNG |
Advisor: | PGS - TS. VŨ, NAM |
Keywords: | Y học cổ truyền |
Issue Date: | 2019 |
Publisher: | Đại học Y Hà Nội |
Abstract: | Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một hội chứng thường gặp của đường tiêu hoá được đặc trưng bởi tình trạng đau bụng hoặc khó chịu vùng bụng liên quan với sự thay đổi tần suất đại tiện và hình dạng phân.Tình trạng này tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy bất kỳ tổn thương nào về giải phẫu, mô bệnh học hoặc các rối loạn về hoá sinh [1]. Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ mắc hiện nay của hội chứng này là 5-20% tùy từng quốc gia [2], [3]. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Thị Tuyết Vân khảo sát tại phòng khám tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai năm 2004, tỷ lệ mắc HCRKT là 83,18% trong tổng số bệnh lý đại, trực tràng – hậu môn [4]. Mặc dù HCRKT không liên quan đến tiến triển của các bệnh lý nghiêm trọng hoặc tử vong nhưng nó làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. HCRKT cũng khiến người bệnh phải đi khám và là nguyên nhân đứng hàng thứ hai ảnh hưởng đến khả năng làm việc. Bên cạnh đó một số nghiên cứu cho thấy chi phí trực tiếp và gián tiếp điều trị bệnh này tăng cao mỗi năm [5]. Trong những năm qua, YHHĐ đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của HCRKT và đã gặt hái được khá nhiều thành công trong việc điều trị hội chứng này. Tuy nhiên do phải phối hợp nhiều nhóm thuốc như: Thuốc chống co thắt, thuốc điều hoà chức năng vận động đường tiêu hoá, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng thụ thể 5-HT4, thuốc làm giảm nhu động ruột…các thuốc này gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là khi dùng kéo dài sẽ làm bệnh nhân hoang mang lo lắng và khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn [6]. Theo Y học cổ truyền HCRKT thuộc phạm vi của chứng “Tiết tả”, “Cửu tiết”, “Táo kết” đã được nhắc đến trong y văn cổ của Trung Quốc, Việt Nam. Bệnh được chia làm các thể: Can uất khí trệ, can uất tỳ hư, tỳ vị hư, thận dương hư, đại trường táo nhiệt [7], [8], [9]. Bài thuốc “Hương sa lục quân” nằm trong cuối Y phương tập giải của tác giả Uông Ngang (1615 - 1698), đã được sử dụng nhiều trên lâm sàng để điều trị chứng tỳ vị hư - một chứng bệnh có nhiều đặc điểm tương đồng với HCRKT thể lỏng của YHHĐ và đã đạt được những hiệu quả nhất định trên lâm sàng. Bài thuốc thường được sử dựng dưới dạng thuốc thang, nên không tiện sử dụng cho nhiều đối tượng. Để kế thừa và phát huy bài thuốc cổ phương trong điều trị, bệnh viện YHCT Trung ương đã bào chế bài thuốc dưới dạng cốm tan. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tác dụng của cốm tan Hương sa lục quân trong điều trị hội chứng ruột kích thích thể lỏng” với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng điều trị của cốm tan “Hương sa lục quân” trong điều trị hội chứng ruột kích thích thể lỏng (Thể tỳ vị hư theo YHCT). 2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của thuốc |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2756 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2019THS0986.pdf Restricted Access | 1.88 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.