Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2754
Title: NGHIÊN CỨU DƯ LƯỢNG THUỐC TRỪ SÂU NHÓM CLO HỮU CƠ VÀ SỰ METHYL HOÁ DNA TRONG BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ
Authors: BÙI, THỊ NGA
Advisor: TS. Nguyễn, Trọng Tuệ
TS. Đặng Vũ, Phương Linh
Keywords: Xét nghiệm y học
Issue Date: 2019
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và đối mặt với nguy cơ tăng cao các bệnh không lây nhiễm trong đó có ung thư. Mỗi năm cả nước có khoảng 200.000 ca ung thư mới, trong đó có 75.000 ca tử vong khiến Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ ung thư ở mức báo động [1]. Việt Nam cũng nằm trong nước có tỷ lệ gia tăng nhanh bệnh ung thư vú với tỷ lệ 23/100,000, tăng gấp đôi so với thập kỷ trước, trở thành bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trong những năm gần đây và có xu hướng trẻ hóa [1]. Điều đó cho thấy sự thay đổi lối sống và môi trường đang bị ô nhiễm ở Việt Nam có thể là một trong những nguyên nhân góp phần vào sự phát triển ung thư vú nói riêng và các bệnh ung thư khác nói chung [2]. Hóa chất bảo vệ thực (HCBVTV) đã đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế xã hội như kích thích sinh trưởng, nâng cao năng suất cây trồng, diệt côn trùng có hại, diệt muỗi chống sốt rét. Đồng thời, HCBVTV cũng là các loại chất gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến hệ sinh thái, đặc biệt là gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và động vật như gây rối loạn nội tiết dẫn đến nhiều căn bệnh nan y, gây ra các bệnh về di truyền, ung thư, đột biến, quái thai,… chúng cũng đang ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Nhóm chất thải HCBVTV cơ Clo khó phân hủy là một trong những chất thải nguy hiểm nhất do thời gian phân hủy rất chậm, rất ít tan trong nước nên liên kết trong phần hữu cơ của đất hay tích lũy trong lipit sinh vật và gây nên sự khuếch đại sinh học theo dây chuyền thứa ăn (chuỗi thức ăn). Trên thế giới cấm sử dụng loại thuốc này từ những năm 70, ở Việt Nam lệnh cấm từ tháng 6/1994, nhưng đến nay các hợp chất này vẫn tồn lưu trong môi trường [3] [4]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, 75-80% ung thư phát sinh do tác động của môi trường và lối sống, trong khi đó gen di truyền chỉ chiếm 20-25% [5] [6]. Bên cạnh việc tác động vào một số tế bào đích thì các tác nhân hóa học cũng có thể gây các tác động tới gen làm thay đổi bản chất, cấu trúc và chức năng của gen liên quan đến ung thư vú. Hiện nay việc nghiên cứu sự thay đổi bộ gen và các tác động liên quan (genetic và epigenetic) đang được nghiên cứu nhiều trên thế giới [6], [7], [8]. Sự methyl hóa DNA, một quá trình quan trọng làm ảnh hưởng đến quá trình dịch mã protein, đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tham gia vào sự phát triển nhiều loại ung thư trong đó có ung thư vú [9], [10]. Do đó nghiên cứu về nguy cơ mắc ung thư vú đặc biệt là biến đổi gen do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ung thư sớm trên cộng đồng cũng như xây dựng các khuyến nghị phù hợp trong việc tự bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ đến sự methyl hoá DNA trên bệnh nhân ung thư vú”. Đây là một khía cạnh mới trong nghiên cứu ung thư vú, các nghiên cứu trước đây thường tập trung nghiên cứu đột biến gen, tuy nhiên những biến đổi vật chất di truyền không chỉ xảy ra trong gen mà chúng còn chịu sự biến đổi ngoài gen ví dụ như là sự methyl hoá. Nghiên cứu này có thể cung cấp thêm bằng chứng khoa học về mối liên quan giữa phơi nhiễm thuốc trừ sâu clo hữu cơ và tình trạng methyl hóa DNA, từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng bệnh phù hợp nhằm mục đích hạn chế sự gia tăng của bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng. Nghiên cứu được thực hiện với 2 mục tiêu: 1. Xác định dư lượng một số thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ trong máu bệnh nhân ung thư vú 2. Đánh giá tình trạng methyl hóa DNA trong máu ngoại vi trên bệnh nhân ung thư vú.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2754
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2019THS0984.pdf
  Restricted Access
1.95 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.