Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2752
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LẬT MI DƯỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP RÚT NGẮN DÂY CHẰNG MI NGOÀI
Authors: LẠI, MINH ĐỨC
Advisor: TS.BS. PHẠM, HỒNG VÂN
Keywords: Nhãn khoa
Issue Date: 2019
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Lật mi là tình trạng bờ mi lật ra ngoài không áp vào nhãn cầu, thường gặp ở mi dưới. Có rất nhiều nguyên nhân gây lật mi như sẹo sau chấn thương, sau bỏng, sau phẫu thuật mi mắt, nhão cơ ở người già, liệt dây thần kinh VII và lật mi bẩm sinh ở trẻ em mắc các hội chứng biến đổi gen (hội chứng Down, hội chứng collins). Lật mi ảnh hưởng nặng nề đến chức năng và thẩm mỹ mắt. Lật mi gây chảy nước mắt do điểm lệ không thực hiện vai trò dẫn thoát, lâu ngày dẫn đến dầy sừng hóa kết mạc [1],[2],[3]. Nặng hơn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trên bề mặt nhãn cầu do mắt nhắm không kín như khô mắt, viêm kết giác mạc, loét giác mạc... ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân và có thể dẫn đến mù lòa. Mặt khác, lật mi còn gây tổn hại nặng nề đến tâm lý của bệnh nhân. Vì vậy phẫu thuật điều trị lật mi là yêu cầu điều trị cấp thiết. Trên thế giới có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị lật mi như cắt sụn hình ngũ giác, rút ngắn dây chằng góc trong... Tuy nhiên các phương pháp này kỹ thuật phức tạp, nhiều biến chứng và để lại sẹo xấu... Năm 1979, lần đầu tiên Anderson và Gordy nghiên cứu thực hiện phẫu thuật rút ngắn dây chằng mi ngoài điều trị lật mi [4]. Kỹ thuật được thực hiện rạch da góc ngoài, phẫu tích bóc tách da, kết mạc tạo dải sụn góc ngoài, cố định dải sụn vào màng xương góc ngoài làm căng mi dưới, cắt da mi thừa và khâu phục hồi da mi góc ngoài. Từ đó đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu áp dụng phương pháp này như Lee và cộng sự (2015), Jue và cộng sự (2017) đạt hiệu quả cao [5],[6]. Phẫu thuật rút ngắn dây chằng mi ngoài kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, ít biến chứng, hiệu quả cao, ít để lại sẹo. Tại Bệnh viện Mắt Trung ương đã và đang tiến hành điều trị lật mi bằng phẫu thuật rút ngắn dây chằng mi ngoài, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả của phương pháp này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị lật mi dưới bằng phương pháp rút ngắn dây chằng mi ngoài” với 2 mục tiêu: 1. Đặc điểm lâm sàng lật mi dưới. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị lật mi dưới bằng phương pháp rút ngắn dây chằng mi ngoài và nhận xét một số yếu tố liên quan.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2752
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2019THS0929.pdf
  Restricted Access
2.35 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.