Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2751
Nhan đề: NGHIÊN CỨU ĐA HÌNH THÁI ĐƠN RS1049174 CỦA GEN NKG2D TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM HỌNG
Tác giả: HÀ HUY, HOÀNG QUÂN
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn, Trọng Tuệ
TS. Nguyễn, Hoàng Việt
Từ khoá: Xét Nghiệm Y Học
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Ung thư vòm họng (UTVH) là một trong những loại ung thư phổ biến và mang tính chất khu vực [1], [2]. Bệnh rất phổ biến ở miền nam Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và Bắc Phi nhưng ít gặp ở các nước Âu – Mỹ. Tại Việt Nam, UTVH đứng thứ 5 trong 10 loại ung thư phổ biến nhất và đứng hàng đầu trong trong các ung thư đầu mặt cổ, tỉ lệ từ 5,2-13,2 trường hợp trên 100.000 dân [3], [4]. UTVH có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là lứa tuổi từ 40-59, đây là nhóm tuổi chiếm phần lớn lực lượng lao động của xã hội. UTVH có liên quan đến nhiều yếu tố như địa lý, chủng tộc, thói quen sinh hoạt và đặc biệt là vai trò sinh bệnh học của Epstein Barr Virus (EBV) [2], [5]. Tác nhân quan trọng trong hệ miễn dịch ở người giúp tiêu diệt các tế bào bất thường và các yếu tố ngoại lai là tế bào diệt tự nhiên và tế bào T độc. Những tế bào miễn dịch này dựa vào các yếu tố bề mặt của tế bào đích để nhận biết và quyết định tấn công tiêu diệt [13]. Protein NKG2D là một thụ thể hoạt hóa được biểu hiện chủ yếu trên bề mặt của tế bào diệt tự nhiên (NK). Trong khi đó yếu tố bề mặt- thụ thể NKG2D lại biểu hiện rất yếu hoặc hầu như không tồn tại trên bề mặt của tế bào thông thường. Khi vật chất di truyền bị đột biến do tác nhân như lây nhiễm virus hoặc như tác nhân hóa học tác động sẽ dẫn đến làm sự biểu hiện quá mức của thụ thể NKG2D trên bề mặt tế bào đích [12], [14]. Chính yếu tố này sẽ giúp tế bào miễn dịch nhận biết được đối tượng cần tiêu diệt dựa vào liên kết thụ thể và phối tử ( receptor – ligand ) Nhiều nghiên cứu cho thấy SNP rs1049174 (+G1163C) nằm tại vùng không dịch mã 3’- UTR (3’ –untranslated region) của gen NKG2D với biến đổi từ G C đã làm thay đổi mức độ hoạt hóa của tế bào diệt tự nhiên. Chính sự khác biệt này được chia ra thành 2 kiểu gen đơn bội (haplotype) là HNK với mức độ hoạt hóa tế bào diệt tự nhiên cao (high natural killer activity) cùng với nguy cơ phát triển ung thư thấp và LNK (low natural killer activity) với mức độ hoạt hóa tế bào diệt tự nhiên thấp cùng với nguy cao phát triển ung thư hơn [15]. Dựa vào đặc điểm này cùng với các yếu tố nguy cơ gây ung thư khác như nhiễm EBV. Cho nên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đa hình thái đơn rs1049174 của gen NKG2D trên bệnh nhân ung thư vòm họng” với 2 mục tiêu: 1. Xác định tần suất đa hình thái đơn rs1049174 của gen NKG2D trên bệnh nhân bị ung thư vòm họng. 2. Xác định mối liên quan giữa đa hình thái đơn rs1049174 của gen NKG2D với ung thư vòm họng.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2751
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2019THS0928.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.55 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.