Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2742
Title: ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ TÁI PHÁT TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019-2020
Authors: NGUYỄN THỊ, HUYỀN OANH
Advisor: PGS.TS. Vũ Thị, Bích Thủy
TS. Nguyễn, Văn Huy
Keywords: Nhãn khoa
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Nhược thị là tình trạng thị lực kém gây ra do kích thích thị giác bất thường trong những năm đầu phát triển của thị giác, làm ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh bình thường của trung tâm thị giác ở vỏ não 1. Nhược thị là bệnh hay gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở trẻ em. Tỷ lệ nhược thị ở trẻ em trong các nghiên cứu trên cộng đồng rất khác nhau tùy lứa tuổi và địa điểm nghiên cứu. Theo Stevens và cộng sự (1999) tỷ lệ này dao động 2-5% 2. Có nhiều nguyên nhân gây nên nhược thị, trong đó tật khúc xạ là nguyên nhân gây nhược thị đứng hàng thứ 2 sau lác 3,4. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Phạm Ngọc Bích (1993) cho thấy tỷ lệ nhược thị ở những bệnh nhân có tật khúc xạ là 30% 5, trong khi đó Hà Huy Tiến (1991) báo cáo tỷ lệ nhược thị trong lác cơ năng là 50-60% 6. Tuy nhiên tật khúc xạ lại là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực của trẻ em ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, cả ở các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển. Do đó, trong chương trình “Thị giác 2020 – Quyền được nhìn” đề xuất bởi tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tật khúc xạ được liệt kê là một trong năm nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực cần được ưu tiên để phòng chống 7. Vì thế mà nhược thị do tật khúc xạ cũng trở thành vấn đề sức khỏe được quan tâm. Phần lớn các trường hợp nhược thị nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đều có khả năng cải thiện được thị lực 8. Ngược lại, nhược thị nếu không được điều trị sẽ gây ra giảm thị lực vĩnh viễn ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập và sinh hoạt của bệnh nhân, có thể tác động đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Nhược thị do tật khúc khả năng điều trị thành công cao nhưng sau khi dừng điều trị có một tỷ lệ không nhỏ các trường hợp tái phát lại. Nhược thị tái phát được báo cáo rất khác nhau giữa các nghiên cứu, từ 6% đến 75% 9. Hertle và cộng sự (2007) khi nghiên cứu ở trẻ lớn (7-12 tuổi) cho thấy tỷ lệ tái phát trong 1 năm là 7% 10, còn 1 số nghiên cứu gần đây đã báo cáo tỷ lệ tái phát khoảng 25% sau 1 năm 11, tái phát thường xảy ra trong vài tháng đầu sau khi dừng điều trị. Tái phát nhược thị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân và mức độ nhược thị ban đầu, tuổi chẩn đoán và tuổi dừng điều trị…Tuy nhiên tại Việt Nam các yếu tố ảnh hưởng đến sự tái phát nhược thị chưa được nghiên cứu đầy đủ và chưa rõ ràng. Việc đánh giá đặc điểm và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến sự tái phát giúp cho kết quả điều trị ổn định lâu dài hơn, giúp cho việc tư vấn và đề phòng sự tái phát được tốt hơn. Có nhiều nghiên cứu về điều trị nhược thị đã được báo cáo, Các nghiên cứu tập trung nhiều vào phương pháp và kết quả điều trị nhược thị mà chưa có nhiều nghiên cứu về tái phát nhược thị nói chung cũng như tái phát nhược thị do tật khúc xạ nói riêng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình trạng nhược thị do tật khúc xạ tái phát tại Bệnh viện Mắt Trung Ương giai đoạn 2019-2920” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhược thị do tật khúc xạ tái phát. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến nhược thị do tật khúc xạ tái phát.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2742
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0037.pdf
  Restricted Access
1.57 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.