Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2741
Title: | GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH HAI MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG TIÊN LƯỢNG NGUY CƠ CHẢY MÁU NÃO SAU LẤY HUYẾT KHỐI CƠ HỌC |
Authors: | VŨ, THỊ THANH |
Advisor: | GS.TS. PHẠM, MINH THÔNG |
Keywords: | Chẩn đoán hình ảnh |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Đại học Y Hà Nội |
Abstract: | Đột quỵ não bao gồm chảy máu não và nhồi máu não, trong đó nhồi máu não chiếm từ 80-85% các trường hợp 1, 2. Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, phổ biến nhất là những người có tiền sử bệnh lý tiểu đường, tim mạch, huyết áp, hay tăng cholesterol máu 3, 4. Ở các nước phát triển, đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong hàng năm sau bệnh tim mạch và ung thư 5. Tỷ lệ đột quỵ não được dự báo sẽ tăng lên nhanh chóng và sẽ đạt 1,2 triệu người mắc mới mỗi năm vào năm 2025 6, 7. Tại Việt Nam, cùng với mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, lối sống thay đổi theo hướng giảm vận động, tuổi thọ tăng thì nguy cơ xuất hiện các bệnh lý đột quỵ não, đặc biệt là nhồi máu não cũng gia tăng. 8 9 Trong điều trị nhồi máu não, hiện nay có 2 phương pháp chính được sử dụng thường quy. Phương pháp đầu tiên là điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết qua đường tĩnh mạch (rtTPA). Phương pháp này được thế giới nghiên cứu và công nhận là có hiệu quả từ năm 1995 10, áp dụng lần đầu tại Việt Nam năm 2007 và tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 2009. Tuy nhiên cửa sổ điều trị ngắn nên chỉ áp dụng cho các bệnh nhân đến viện sớm trong vòng 4,5 giờ đầu sau khởi phát do tắc các mạch máu nhỏ 11. Phương pháp thứ hai là điều trị can thiệp qua đường động mạch để lấy huyết khối bằng các dụng cụ cơ học, có thể phối hợp với tiêu sợi huyết tĩnh mạch hoặc không. Đây là kỹ thuật hiện đại có tỷ lệ tái thông cao với cửa sổ điều trị gần đây được mở rộng lên đến 24h12. Lấy huyết khối cơ học hiện nay là một phương pháp điều trị hiện đại, hiệu quả cho đột quỵ não cấp do tắc động mạch lớn. Bên cạnh nhiều lợi ích, lấy huyết khối cơ học có liên quan đến một số biến chứng trong hoặc sau can thiệp, cần được giảm thiểu và quản lý hiệu quả để tối đa hóa lợi ích của lấy huyết khối. Trong đó xuất huyết nội sọ có triệu chứng là biến chứng đe dọa tính mạng và là nguyên nhân dẫn đến tăng thời gian nằm trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Biến chứng này làm tăng chi phí và trì hoãn việc bắt đầu phục hồi. Việc tiên lượng nguy cơ xảy ra biến chứng chảy máu, cùng với sự phát hiện sớm và quản lý phù hợp, sẽ giúp giảm thiểu hậu quả của biến chứng này. Nhiều nghiên cứu gần đây đề cập đến việc tiên lượng nguy cơ chảy máu của bệnh nhân sau điều trị lấy huyết khối nội mạch cũng như tiêu sợi huyết tĩnh mạch. Trong đó có vai trò đánh giá thoát mạch của chất cản quang chứa i ốt của chụp CLVT hai mức năng lượng (Dual energy CT). Nhờ vào khả năng phân tích vật chất, CTVT hai mức năng lượng cho phép phân biệt sự thoát mạch I ốt và chảy máu. Sự thoát mạch I ốt đại diện cho hậu quả trực tiếp của tổn thương hàng rào máu não (Blood Brain barier – BBB), thứ phát sau những quá trình viêm và hoại tử trong vùng thiếu máu cục bộ. Chúng tôi nhận định rằng tổn thương BBB càng lớn, nguy cơ xuất huyết càng cao 13. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu bước đầu về chụp DECT sau lấy huyết khối cơ học14-16, tuy nhiên ở Việt Nam hiện tại chưa có nghiên cứu đi sâu vào hình ảnh DECT sau lấy huyết khối và dự đoán chảy máu sau lấy huyết khối dựa vào DECT. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Giá trị của CLVT hai mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não sau lấy huyết khối cơ học” với hai mục tiêu chính sau: 1. Mô tả hình ảnh chụp CLVT hai mức năng lượng sọ não sau lấy huyết khối cơ học điều trị nhồi máu não cấp. 2. Đánh giá giá trị của CLVT hai mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não sau lấy huyết khối cơ học. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2741 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020CKII0035.pdf Restricted Access | 3.53 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.