Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2726
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U MÔ ĐỆM ĐƯỜNG TIÊU HOÁ DI CĂN GAN TẠI BỆNH VIỆN K
Tác giả: PHẠM, VĂN TRƯỜNG
Người hướng dẫn: PGS TS. Vũ, Hồng Thăng
Từ khoá: UNG THƯ
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: U mô đệm đường tiêu hóa - Gastrointestinal Stroma Tumors (GISTs) là Đây là loại u trung mô ác tính thường gặp nhất của đường tiêu hoá, chiếm khoảng 1 - 3% các u ác tính của dạ dày ruột có nguồn gốc từ tế bào ở thành ống tiêu hóa hay tế bào Cajal 1-4. Bệnh với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 15/1.000.000 dân 5-7. Theo thống kê tại Hoa Kì hàng năm có khoảng 5000 ca mắc mới 8. Trước đây, việc chẩn đoán GISTs gặp nhiều khó khăn do dễ nhầm lẫn với các khối u trung mô khác của đường tiêu hóa. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ứng dụng trong chẩn đoán giải phẫu bệnh (GPB); đặc biệt là phương pháp hóa mô miễn dịch (HMMD) với những dấu ấn đặc hiệu và công nghệ sinh học phân tử xác định gen đột biến. Đến năm 1998, Hirota, Kindlbom và cộng sự đã tìm ra kháng nguyên tế bào gốc của GISTs là KIT tyrosine kinase (CD117) 9, 10. Từ đây đã mở ra một cuộc cách mạng trong chẩn đoán cũng như điều trị GISTs 7. Hiện nay, chẩn đoán GISTs dựa vào triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi ống tiêu hóa, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ ổ bụng,... Xét nghiệm mô bệnh học và nhuộm HMMD là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh. Về điều trị, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị triệt căn căn bản. Hóa chất và xạ trị không hiệu quả, tỷ lệ đáp ứng thấp dao động khoảng 10% 2, 3, 11. Đối với giai đoạn muộn di căn gan không còn khả năng PT cắt bỏ u thực sự là một thách thức đối với các thầy thuốc lâm sàng. Với tiến bộ của nền y học, thuốc điều trị đích imatinib (Glivec) ra đời đã tạo ra một cuộc cách mạng trong điều trị cho GISTs. Thuốc với cơ chế ức chế chọn lọc tyrosine kinase c-abl, bcr - abl, c - kit và PDGFR, tương tác với protein này ở vị trí gắn với ATP. Tế bào u sẽ ngừng tăng sinh và đi vào con đường chết theo chương trình (apoptosis). Từ năm 2002, thuốc đã được đưa vào điều trị cho GISTs giai đoạn muộn, trong đó có di căn tại nhiều nước trên thế giới như Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Kết quả cho thấy thuốc có tỷ lệ đáp ứng cao, thời gian sống thêm của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Tại VN thuốc được sử dụng 2007 để điều trị GISTs bổ trợ và giai tiến xa12, tuy nhiên cho tới nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá về hiệu quả điều trị u mô đệm đường tiêu hóa di căn gan bằng imatinib. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u mô đệm đường tiêu hóa (GISTs) di căn gan tại Bệnh viện K. 2. Đánh giá kết quả điều trị u mô đệm đường tiêu hóa di căn gan bằng imatinib.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2726
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020CKII0018.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.96 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.