Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2723
Nhan đề: | KẾT QUẢ VI PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH TINH TẠI TRUNG TÂM NAM HỌC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC |
Tác giả: | THÁI, XUÂN THỦY |
Người hướng dẫn: | PGS.TS. NGUYỄN, QUANG |
Từ khoá: | Ngoại – Tiết niệu |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | Đại học Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Giãn tĩnh mạch tinh (GTMT) là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh trong và đám rối tĩnh mạch tinh.1 Đây là một bệnh phổ biến ở nam giới chiếm khoảng 15% và mang tính tự phát. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO 2010), GTMT xảy ra ở 11,7% đàn ông có tinh dịch đồ bình thường và 25,4% đàn ông có tinh dịch đồ bất thường. Hơn 80% trường hợp GTMT không bị hiếm muộn nhưng 35-40% đàn ông hiếm muộn nguyên phát bị GTMT và 69-81% đàn ông hiếm muộn thứ phát bị bệnh này.2 Gần 50% những người bị vô sinh nam có tinh dịch đồ bất thường trong đó GTMT là nguyên nhân hay gặp nhất và điều trị bằng phẫu thuật đem lại kết quả rất khả quan.3,1 Người bệnh đi khám chủ yếu là do đau tức vùng bẹn bìu hoặc hiếm muộn con cái tình cờ phát hiện. Chẩn đoán GTMT từ trước đến nay chủ yếu là dựa vào thăm khám lâm sàng. Hiện nay SA Doppler màu tinh hoàn và mào tinh hoàn là phương thức cận lâm sàng có độ chính xác cao giúp chẩn đoán và theo dõi bệnh GTMT.4 Điều trị GTMT có nhiều phương pháp (PP) bao gồm phẫu thuật (PT) mở kinh điển (Ivanissevich, Palomo,…), qua nội soi ổ bụng (qua phúc mạc hay sau phúc mạc), can thiệp nội mạch, vi phẫu thuật (kính lúp đội đầu, kính hiển vi PT).1 Vi phẫu thuật GTMT dựa trên kỹ thuật mổ kinh điển với đường mổ qua ngả ba bẹn. Năm 1992, Goldstein M. là người đầu tiên áp dụng để thực hiện thắt TMT.5 Nhờ sự phóng đại phẫu trường đã tạo ưu thế cho PP này, việc nhận biết tĩnh mạch tinh giãn (TMT) để thắt một cách triệt để và bảo tồn động mạch tinh cũng như hệ bạch huyết, ống dẫn tinh, giúp giảm các nhược điểm của các PP khác, như giảm tỉ lệ tái phát, cũng như biến chứng teo tinh hoàn và tràn dịch tinh mạc về sau. Và PP vi phẫu thuật ưu việt hơn khi tỷ lệ tái phát 0,6% - 12% tùy tác giả, so với PP mổ mở và nội soi trung bình là 20%.1 Vì vậy vi phẫu thuật trong điều trị GTMT đã được chấp nhận và đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Đã có rất nhiều báo cáo kết quả điều trị GTMT bằng vi phẫu thuật trong và ngoài nước. Tại Trung tâm Nam học - Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, vi phẫu thuật điều trị GTMT đã được áp dụng nhiều năm qua và trở thành PP chủ yếu để điều trị GTMT. Có nhiều tác giả đã báo cáo và nghiên cứu về PP này, tuy nhiên chỉ định điều trị vi phẫu thuật GTMT giữa các tác giả còn chưa thống nhất. Với mong muốn làm rõ hơn về chỉ định và kết quả của PP vi phẫu thuật GTMT tại trung tâm Nam học chúng tôi thực hiện đề tài: “Kết quả vi phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh tại Trung tâm Nam học Bệnh viện hữu nghị Việt Đức’’ Với hai mục tiêu: 1. Nhận xét chỉ định vi phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh tại Trung tâm Nam học - Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. 2. Đánh giá kết quả vi phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh tại Trung tâm Nam học - Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2723 |
Bộ sưu tập: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2020CKII0015.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 3 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.