Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2693
Nhan đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của giãn tĩnh mạch tinh ở người trưởng thành tại bệnh viện Bạch Mai
Tác giả: Nguyễn, Tiến Dũng
Người hướng dẫn: Nghiêm, Trung Dũng
Nguyễn, Quang
Từ khoá: giãn tĩnh mạch tinh
Năm xuất bản: 2021
Tóm tắt: Giãn tĩnh mạch là một bệnh lý phổ biến ở nam giới và là một trong những nguyên nhân gây vô sinh cho nam giới. Nghiên cứu được thực hiện trên 110 bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh tại đơn vị Nam học- trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu- bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy: 1. Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 27,4 ± 8,7. BMI trung bình là 22,2 ± 2,3.Đau tức vùng bìu là triệu chứng thường gặp nhất (54%).Đa số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có giãn TMT bên trái (97,2%). Giãn TMT độ II chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu (80/110 trường hợp), 3/110 trường hợp được chẩn đoán giãn TMT thể cận lâm sàng (độ 0). Có 32 trường hợp có biến chứng teo tinh hoàn chiếm tỉ lệ 33,3%. Đường kính TMT bên giãn trung bình trước và sau làm nghiệm pháp Valsava lần lượt là 3,0 và 3,6 (mm). Có 78 trường hợp (37,1%) xuất hiện dòng trào ngược trong TMT bên giãn. Tỉ lệ tinh dịch đồ bất thường chiếm 90%. Trong đó, bất thường về hình thái tinh trùng, tỉ lệ tinh trùng di động nhanh, tiến tới chiểm tỉ lệ cao. Tuy nhiên, hầu hết các giá trị trung bình các chỉ số trên xét nghiệm tinh dịch đồ đều nằm trong giới hạn bình thường. Nồng độ LH trung bình là 4,5 ± 2,2 (mU/ml). Nồng độ FSH trung bình là 4,5 ± 2,8 (mU/ml). Nồng độ testosteron trung bình là 17,1 ± 5,3 (nmol/ml), trong đó, số bệnh nhân có nồng độ testosteron thấp (<12nmol/ml) chiếm 13,6%. 2. Về mối liên quan giữa giãn tĩnh mạch tinh và một số yếu tố liên quan: Không có mối liên quan giữa tuổi, BMI với mức độ giãn TMT (p<0,05). Có mối liên quan giữa đường kính TMT trước khi làm nghiệm pháp Valsava, tỉ lệ biến chứng teo tinh hoàn với mức độ giãn TMT (p<0,05). Không có mối liên quan giữa sự xuất hiện dòng trào ngược trong TMT bên giãn với mức độ giãn TMT (p>0,05). Có mối liên quan giữa thể tích tinh dịch, tổng số tinh trùng, mật độ tinh trùng với mức độ giãn TMT (p<0,05). Các chỉ số còn lại trên xét nghiệm tinh dịch đồ không có mối liên quan với độ giãn TMT (p>0,05). Có mối liên quan về nồng độ testosteron trung bình, tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ testosteron thấp giữa các mức độ giãn TMT (p>0,05). Với nồng độ LH, FSH không ghi nhận mối liên quan với mức độ giãn TMT (p>0,05).
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2693
Bộ sưu tập: Luận văn bác sĩ nội trú

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Luan van Thac si_ Nguyen Tien Dung.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
10.06 MBMicrosoft Word XML
Luan van Thac si_ Nguyen Tien Dung.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.69 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.