Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2686
Title: NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI CỔ TỬ CUNG BẰNG SIÊU ÂM Ở SẢN PHỤ SONG THAI CÓ DẤU HIỆU DỌA ĐẺ NON
Authors: ĐỖ, THÔNG MINH
Advisor: PGS.TS. TRẦN, DANH CƯỜNG
Keywords: Sản phụ khoa
Issue Date: 2021
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Dọa đẻ non và đẻ non vẫn là một thách thức lớn của y học và là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh không do dị tật bẩm sinh. Nếu trẻ sơ sinh được sinh non, nguy cơ tử vong trong năm đầu cao hơn 40 lần so với trẻ đủ tháng [1]. Đẻ non chiếm khoảng 5 – 11% tổng số thai nghén trên toàn thế giới, tỷ lệ thấp ở Ireland là 4,5% và tỷ lệ cao ở Hoa Kỳ là 15%. Năm 2007, tỷ lệ đẻ non ở Hoa Kỳ là 12,7%, với khoảng 2% trẻ sinh ra trước 32 tuần [2]. Tại BVPSTW tỷ lệ đẻ non từ năm 1998 đến 2000 là 20% [3]. Sự gia tăng tỷ lệ đẻ non về nhiều mặt liên quan đến việc làm giảm sự phát triển và tăng tỷ lệ tử vong chu sinh. Đẻ non được định nghĩa là trẻ được sinh ra trước 37 tuần của thai nghén. Mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ sơ sinh trên toàn thế giới bị đẻ non. Các biến chứng liên quan đến đẻ non dẫn đến 1 triệu ca tử vong hàng năm [4]. Theo thống kê của Việt Nam năm 2002, có khoảng 180 nghìn sơ sinh non tháng trên tổng số gần 1,6 triệu trẻ sơ sinh ra đời, 1/5 số các trẻ sơ sinh non tháng này tử vong [5]. Chăm sóc và điều trị trẻ đẻ non tốn kém nhiều hơn về kinh tế và thời gian so với trẻ đủ tháng. Bên cạnh đó thai phụ đẻ non cũng có các biến chứng như sót rau, nhiễm khuẩn hậu sản… Trong thập kỷ qua có rất ít tiến bộ trong việc tìm hiểu và ngăn ngừa đẻ non và tỷ lệ đẻ non tự phát vẫn tiếp tục tăng, ngay cả ở phụ nữ có nguy cơ thấp. Hiện nay, đẻ non được ghi nhận là nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho trẻ dưới năm tuổi trên toàn cầu, cao hơn cả viêm phổi và sốt rét [6]. Do đó, đẻ non là một trong những vấn đề cấp thiết đang được quan tâm hiện nay ở nước ta cũng như thế giới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đẻ non: Các nguyên nhân về phía mẹ như các bệnh lý cấp tính và mạn tính của mẹ (tăng huyết áp, đái tháo đường, basedow…), các bệnh lý nhiễm trùng … Các nguyên nhân do thai và phần phụ của thai như rau bong non, rau tiền đạo, OVN, OVS, dị dạng tử cung, hở eo tử cung … Ngoài ra, nhiều phụ nữ sinh non mà không có bất kỳ một yếu tố nguy cơ nào được biết đến [7]. Việc sử dụng phổ biến các công nghệ hỗ trợ sinh sản và sự tăng độ tuổi trung bình khi sinh con đầu tiên đã góp phần làm tăng tỷ lệ sinh đôi trên toàn thế giới [8]. Sinh đôi chiếm khoảng 2 - 4% tổng số ca sinh và tỷ lệ sinh đôi đã tăng 76% trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2009. Sinh đôi là một trong các nguyên nhân dẫn đến đẻ non. Tỷ lệ đẻ non trước 37 tuần trong số các cặp song sinh là khoảng 60% [9]. Việc chẩn đoán dọa đẻ non chủ yếu dựa vào các triệu chứng: Đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo, thăm trong để đánh giá chỉ số bishop, đánh giá tình trạng cổ tử cung. Một trong những phương pháp thăm dò tình trạng CTC đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới đó là siêu âm đo độ dài CTC. Độ dài CTC là một triệu chứng thực thể quan trọng, vừa có giá trị chẩn đoán vừa có giá trị tiên lượng nguy cơ đẻ non. Có nhiều phương pháp để đánh giá độ dài CTC, trong đó siêu âm được đánh giá là phương pháp đơn giản, tiện ích và hiệu quả nhất. Một số nghiên cứu cũng cho thấy siêu âm đánh giá độ dài CTC chính xác hơn so với đánh giá độ dài CTC qua thăm khám lâm sàng. Ở Việt Nam và trên thế giới có nhiều nghiên cứu về siêu âm đo độ dài CTC để tiên đoán đẻ non, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về siêu âm đo độ dài CTC ở thai phụ song thai có dấu hiệu dọa đẻ non, nên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biến đổi cổ tử cung bằng siêu âm ở sản phụ song thai có dấu hiệu dọa đẻ non” với hai mục tiêu: Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả thai nghén ở sản phụ song thai có dấu hiệu dọa đẻ non. Mục tiêu 2: Nhận xét chiều dài cổ tử cung bằng siêu âm ở sản phụ song thai có dấu hiệu dọa đẻ non.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2686
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THS0983.pdf
  Restricted Access
1.46 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.