Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2678
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ACID IBANDRONIC TIÊM TĨNH MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ SAU MÃN KINH
Tác giả: LÝ, THỊ THƠ
Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN, MAI HỒNG
Từ khoá: Nội Xương khớp
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Loãng xương là vấn đề toàn cầu đang quan tâm và là một trong những vấn đề sức khỏe lớn của thế kỷ 21. Loãng xương là một bệnh phổ biến hiện nay ở người cao tuổi, chỉ đứng sau bệnh tim mạch. Bệnh gây nhiều hậu quả, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ tử vong. Loãng xương được đặc trưng bởi tổn thương sức mạnh của xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.1 Loãng xương có xu hướng gia tăng ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, sức khỏe, lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hậu quả nghiêm trọng nhất của loãng xương là các biến chứng gãy cổ xương đùi, gẫy lún đốt sống, gây tàn phế, giảm tuổi thọ, làm tăng chi phí kinh tế của gia đình và xã hội. Trên thế giới, có khoảng 200 triệu người bị loãng xương, trong đó hơn 70% số này là phụ nữ, mỗi năm có khoảng 9 triệu ca gãy xương mới do loãng xương, gần 25% tử vong trong vòng 12 tháng. Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu năm 2009, có 2,8 triệu bệnh nhân loãng xương chiếm 3,3% dân số.2,3 Loãng xương chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: tuổi, giới, hormon, chế độ sinh hoạt, luyện tập, chiều cao, cân nặng của mỗi cá thể, một số thuốc và một số bệnh mãn tính.4 Điều trị loãng xương nhằm phòng tránh các biến chứng gẫy xương, trong đó các thuốc chống loãng xương cần sử dụng lâu dài. Nhóm bisphosphonate là sự lựa chọn đầu tiên trong điều trị bệnh loãng xương với cơ chế ức chế các hủy cốt bào, giảm quá trình hủy xương.5,6 Trong nhóm thuốc này, các thuốc sử dụng đường uống như Alendronate đã được chứng minh về hiệu quả và tính an toàn song có một vài hạn chế như chống chỉ định với các bệnh nhân có hội chứng trào ngược dạ dày, bệnh nhân không ngồi được ít nhất 30 phút sau uống thuốc, việc phải uống thuốc hàng ngày hoặc uống hàng tuần làm ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Thuốc sử dụng theo đường dùng truyền tĩnh mạch như acid zoledronic (biệt dược là Aclasta) trong 3 năm liên tục, mỗi năm sử dụng một liều có một số tác dụng không mong muốn tương đối nhẹ với tỷ lệ trên dưới 10% sốt, đau cơ, hội chứng giả cúm, nhức đầu hoặc rung nhĩ. Từ năm 2015, acid ibandronic - là thuốc thuộc nhóm Bisphosphonate với đường dùng tiêm tĩnh mạch, đã được Cục quản lý Dược cho phép chỉ định điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh song chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn của thuốc này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả của acid Ibandronic (Bonviva) tiêm tĩnh mạch trong điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. 2. Nhận xét các biểu hiện không mong muốn sau tiêm acid Ibandronic.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2678
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020CKII0171.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.88 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.