Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2670
Title: Hiệu quả điều trị dọa đẻ non bằng Atosiban tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
Authors: PHẠM, MINH GIANG
Advisor: PGS.TS. TRẦN, DANH CƯỜNG
Keywords: Sản phụ khoa
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Đẻ non là vấn đề quan tâm hàng đầu của gia đình, xã hội và các cơ quan y tế trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đẻ non nhìn chung chiếm khoảng 5 – 15% trường hợp sinh1. Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới, 50% tử vong sơ sinh và 70% tổn thương di chứng thần kinh là do non tháng2. Cũng theo tác giả Monika (2010), đẻ non không những để lại hậu quả khá nghiêm trọng về sau cho trẻ mà còn gây tốn kém cho việc chăm sóc đặc biệt một trẻ sơ sinh non tháng3. Trẻ sinh non đối diện với các bệnh lý nghiêm trọng như hội chứng suy hô hấp, xuất huyết não thất, viêm ruột hoại tử, chậm phát triển tâm thần kinh, bại não, bệnh lý phối hợp mạn tính, các rối loạn bệnh lý dạ dày ruột, thị lực và điếc bẩm sinh2. Việc phát hiện, điều trị chuyển dạ đẻ non nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong, mắc bệnh ở trẻ sơ sinh, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội4. Tại Việt Nam, tỷ lệ đẻ non gia tăng nhanh trong nhiều năm trở lại đây. Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2011, tỷ lệ trẻ đẻ non/nhẹ cân chiếm 19% trong mô hình bệnh tật của trẻ sơ sinh; tỷ lệ tử vong sơ sinh chiếm 59% số tử vong trẻ dưới 5 tuổi và 70,4% tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi, theo Hôi Phụ sản Việt Nam 2016. Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ. Vì vậy, trong điều trị chuyển dạ đẻ non, việc cắt cơn co tử cung được xem là một biện pháp có thể giúp kéo dài thai kỳ, nhất là trong vòng 48 giờ đầu tiên3. Mục tiêu là để có thời gian cho mũi tiêm corticoid có tác dụng và/hoặc có đủ thời gian để chuyển thai phụ đến các cơ sở y tế có các phương tiện hồi sức sơ sinh chuyên sâu4,5. Việc sử dụng các thuốc giảm co để ức chế sự co bóp của tử cung là phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay trong điều trị dọa đẻ non. Các loại thuốc phổ biến bao gồm: Spasfon, Magnesium sulfate, Béta – mimetics (Salbutamol)…tuy có hiệu quả nhưng lại nhiều tác dụng phụ làm cho việc điều trị có thể gián đoạn hoặc không có kết quả. Theo các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng, thuốc chẹn kênh canxi (Nifedipin) và thuốc đối kháng với thụ thể oxytocin (Atosiban) hiện nay được xem là lựa chọn đầu tay đối với các nhà lâm sàng trong điều trị dọa đẻ non và chuyển dạ đẻ non6,7. Chất đối kháng với thụ thể oxytocin vẫn được ưu tiên sử dụng vì tính hiệu quả, an toàn đối với sản phụ và thai nhi khi dùng kéo dài, đặc biệt trên các trường hợp song thai7,8,9. Tại Việt Nam thời gian gần đây Atosiban, biệt dược là Tractocile, đã được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện trong điều trị chuyển dạ đẻ non. Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu được tiến hành để đánh giá hiệu quả của thuốc. Theo Phan Hà Minh Hạnh, atosiban giúp trì hoãn chuyển dạ đẻ non ở 94,5% trường hợp sau 48h và 89,2% trường hợp sau 7 ngày điều trị10. Atosiban bắt đầu được đưa vào sử dụng điều trị dọa đẻ non tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 2010.Từ đó tới nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng của thuốc được tiến hành tại bệnh viện. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả điều trị dọa đẻ non bằng Atosiban tại bệnh viện Phụ sản Trung ương” Với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các sản phụ bị dọa đẻ non tuổi thai từ 24 đến 34 tuần được điều trị bằng Atosiban tại BVPSTW năm 2019. 2. Mô tả kết quả điều trị của các trường hợp trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2670
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0163.pdf
  Restricted Access
1.37 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.