Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2668
Nhan đề: Đối chiếu lâm sàng, siêu âm, kết quả tế bào và đột biến gen BRAF V600E qua phương pháp chọc hút tế bào ở bệnh nhân u tuyến giáp
Tác giả: LÊ, ANH ĐỨC
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn, Quang Trung
Từ khoá: Tai mũi họng
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Ung thư tuyến giáp (UTTG) là bệnh ác tính thường gặp, chiếm 90% trong nhóm ung thư nội tiết, chiếm 1% các loại ung thư nói chung1. Ung thư phát sinh do sự tích lũy của các đột biến trong các gen làm thay đổi cấu trúc tế bào, dẫn đến làm thay đổi trong tăng sinh, phân chia, biệt hóa và sự chết theo chương trình của tế bào2. Trong đó, đột biến gen BRAF (B-type Raf kinase)3 được báo cáo trong nhiều loại ung thư ở người với tần số 8% tổng tất cả các loại khối u4. Đột biến này gặp nhiều nhất ở ung thư da (~ 70%), ung thư tuyến giáp thể nhú (30% - 70%), ung thư buồng trứng (15% - 30%) và ung thư đại trực tràng (5% - 20%)5. Gen BRAF thuộc nhiễm sắc thể số 7, gồm 21 exon mã hóa cho protein kinase serine/threonine BRAF dài 766 axit amin. Đột biến gen BRAF có tầm quan trọng đặc biệt trong ung thư ở người, nhất là những bệnh có lệ cao của đột biến gen BRAF, như ung thư tuyến giáp. Tất cả đột biến gen BRAF đều xảy ra ở domain kinase với 90% đột biến xảy ra ở exon 15 là đột biến điểm T1799A, làm thay đổi axit amin valin thành axit glutamic (V600E) dẫn đến thay đổi cấu hình và hoạt hóa protein kinase BRAF5. Từ đó gây hoạt hóa liên tục con đường truyền tín hiệu nội bào, hậu quả làm tế bào tăng sinh liên tục, ức chế sự chết theo chương trình và có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc trong nhiều loại ung thư. Đối với nhóm các bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú (PTC) mang đột biến gen BRAF V600E, các nguy cơ bệnh học lâm sàng như sự xâm lấn ngoại vi tuyến giáp, di căn hạch bạch huyết, giai đoạn tiến triển III/IV cũng như tỷ lệ tái phát và tỷ lệ tử vong cao hơn ở các bệnh nhân PTC không mang đột biến gen BRAF6,5. Điều này cho thấy đột biến gen BRAF đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư, là dấu ấn sinh học tiên lượng xấu của PTC. Từ nhiều thập kỷ qua, rất nhiều tác giả thế giới đã nghiên cứu và cố tìm kiếm phương pháp chẩn đoán khối u tuyến giáp với mong muốn phương pháp chẩn đoán mới đáp ứng được các tiêu chí như dễ áp dụng, an toàn và đạt độ chính xác cao. Kỹ thuật chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) là xét nghiệm tế bào học thường quy trong chẩn đoán trước phẫu thuật ung thư tuyến giáp với độ nhạy, độ đặc hiệu tương ứng đạt 70 - 98% và 55 - 100%7. Đây là kỹ thuật đầu tay trong thực hành lâm sàng, tuy nhiên có tới 15 - 20% số trường hợp không xác định được chẩn đoán và có khoảng 10 - 40% số bệnh phẩm được chẩn đoán nghi ngờ hoặc không đủ tiêu chuẩn xét nghiệm8,9. Trong số các trường hợp phẫu thuật loại bỏ nhân giáp thì chỉ có 8 - 56% phát hiện có tế bào ác tính10, do đó có nhiều bệnh nhân phải chịu cuộc phẫu thuật không cần thiết. Có khoảng 1 - 3% số trường hợp chẩn đoán FNA là âm tính giả nên bệnh nhân mất cơ hội được phát hiện và điều trị bệnh sớm3. Việc phát triển các phương pháp chẩn đoán có độ nhạy, độ đặc hiệu cao hỗ trợ cho kỹ thuật FNA chính xác hơn là vô cùng cần thiết. Các kết quả công bố trên thế giới đã khẳng định giá trị của đột biến gen BRAF V600E khi kết hợp với FNA sẽ làm tăng độ nhạy, độ đặc hiệu và tính chính xác của kỹ thuật chẩn đoán này11,12. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu ứng dụng đột biến gen BRAF V600E qua chọc hút tế bào trước mổ trên bệnh nhân tuyến giáp nên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đối chiếu lâm sàng, siêu âm, kết quả tế bào và đột biến gen BRAF V600E qua phương pháp chọc hút tế bào ở bệnh nhân u tuyến giáp” với hai mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ đột biến gen BRAF V600E qua phương pháp chọc hút tế bào dưới siêu âm. 2. Đối chiếu lâm sàng, siêu âm, kết quả tế bào và đột biến gen BRAF V600E qua phương pháp chọc hút tế bào ở bệnh nhân u tuyến giáp.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2668
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020CKII0161.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.28 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.