Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2661
Nhan đề: HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ CỦA PHƯƠNG PHÁP PHONG BẾ MẶT PHẲNG CƠ DỰNG SỐNG HAI BÊN DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM TRONG PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH VÀNH
Tác giả: TRẦN THỊ, THANH HÀ
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn, Hữu Tú
Từ khoá: Gây mê hồi sức
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Đau sau phẫu thuật là vấn đề phiền muộn của cả Bác sỹ và bệnh nhân. Đau không những ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống mà còn gây rối loạn sinh lý, hoạt động của các hệ thống cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, miễn dịch...từ đó làm chậm quá trình hồi phục sau mổ của bệnh nhân1. Ở giai đoạn sớm sau mổ đau có thể dẫn đến các biến chứng như tăng huyết áp, loạn nhịp tim, xẹp phổi, suy hô hấp, giảm vận động, thuyên tắc mạch...tăng nguy cơ biến chứng, tử vong sau phẫu thuật. Đau cấp tính sau mổ nếu không được quan tâm, điều trị hiệu quả có thể tiến triển thành đau mạn tính, bệnh nhân sẽ phải chịu đựng đau đớn dai dẳng, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống2,3. Đau sau phẫu thuật tim (không liên quan đến thiếu máu cơ tim) có thể là đau do nguyên nhân thần kinh do quá trình mổ, quá trình phẫu tích lấy động mạch vú trong, hoặc do tư thế BN hoặc do tổn thương đám rối cánh tay, có thể là đau do hệ cơ xương, khớp nối...4. Trong nhiều thập niên gần đây, sự hiểu biết về đau cũng như sự phát triển về dược lý và các kỹ thuật giảm đau tiên tiến đã đạt được nhiều tiến bộ. Bên cạnh các biện pháp giảm đau truyền thống (NSAIDs, các opioid dưới da, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch ngắt quãng...) việc áp dụng các biện pháp giảm đau tiên tiến (đặt catheter phong bề thần kinh ngoại vi, catheter ngoài màng cứng hay trên mặt phẳng cơ dựng sống...) đã mang lại nhiều chọn lựa hiệu quả hơn cho việc điều trị đau1,3,4. Gây tê cơ dựng sống là kỹ thuật gây tê vùng mới được mô tả 2016, tiêm thuốc hoặc đặt catheter truyền thuốc vào bên cạnh cột sống từ sau lưng để ngăn chặn tín hiệu đau trước khi được truyền tới tủy sống5.Vị trí tiêm thuốc ở xa màng phổi, xa các mạch máu lớn và sừng tủy sống nên gây tê cơ dựng sống khá an toàn và có rất ít chống chỉ định. Phương pháp gây tê này khó thực hiện hơn các kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng và gây tê cơ cạnh sốngnhưng dưới hướng dẫn của siêu âm, việc gây tê đặt catheter vào dưới cơ dựng sống sẽ dễ dàng hơn có thể cho phép dùng thuốc tê ngắt quãng hoặc liên tục5,6. Kỹ thuật giảm đau vùng này được sử dụng thêm vào phương pháp gây mê truyền thống có thể giúp giảm tối đa liều morphin sử dụngtrong và sau phẫu thuật, từ đó giảm các tác dụng không mong muốn của morphine cũng như nguy cơ suy hô hấp, nhiễm trùng sau mổ do đau, rút ngắn thời gian hồi phục sau phẫu thuật5,6,7. Gây tê cơ dựng sống mới đây đã được ứng dụng mở rộng trên các phẫu thuật ngực, phẫu thuật tuyến vú, phẫu thuật bụng...cải thiện chất lượng cho cuộc mổ8,9,10. Một số trung tâm ở Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu tiến hành kỹ thuật gây tê mới này trong phẫu thuật lồng ngực, phẫu thuật tim hở trên các bệnh nhân người lớn và trẻ em. Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Tim Hà nội đã sớm triển khai kỹ thuật mới phối hợp gây mê - gây tê cơ dựng sống trong phẫu thuật mổ tim hở có tuần hoàn ngoài cơ thể, bước đầu ghi nhận đạt hiệu quả giảm đau tốt trên lâm sàng, giảm liều morphine sử dụng. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ bằng phương pháp phong bế mặt phẳng cơ dựng sống hai bên dưới hướng dẫn của siêu âm trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành. 2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp trên.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2661
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020CKII0154.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.19 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.