Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2660
Nhan đề: | Đánh giá hiệu quả thông khí của mask thanh quản Proseal trong gây mê cho phẫu thuật tán sỏi thận qua da ở tư thế nằm nghiêng |
Tác giả: | TRẦN, VĂN QUANG |
Người hướng dẫn: | PGS.TS. Công, Quyết Thắng |
Từ khoá: | Gây mê hồi sức |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | Đại học Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Kiểm soát đường thở để đảm bảo thông khí cho bệnh nhân trong quá trình gây mê là rất quan trọng. Kỹ thuật đặt và thông khí bằng ống nội khí quản (NKQ) ra đời từ thế kỷ 19 đã giúp cho quá trình thông khí được dễ dàng hơn và cứu sống rất nhiều người bệnh. Tuy nhiên, kỹ thuật này yêu cầu phải có đèn soi thanh quản và tỷ lệ đặt NKQ khó chiếm khoảng 1/65 ca và khoảng 0,3% trường hợp không thể đặt ống NKQ được1. Tuy hiếm gặp nhưng khó khăn và thất bại khi đặt ống NKQ là nguyên nhân gây ra khoảng 30% tỷ lệ tử vong liên quan đến gây mê1,2. Để khắc phục tình trạng không thông khí do không đặt được ống NKQ, năm 1981 bác sĩ gây mê người Anh - Archie Brain đã phát minh ra mask thanh quản (MTQ). Phát minh này đã tạo ra cuộc cách mạng về kiểm soát đường thở trong cấp cứu bệnh nhân và gây mê phẫu thuật. Do kỹ thuật đặt MTQ dễ thực hiện ngay cả trong điều kiện tối thiểu nhất, thời gian đặt rút ngắn, bệnh nhân được thông khí sớm hơn so với ống NKQ nên tỷ lệ tử vong và biến chứng đã được cải thiện rõ rệt. Mặt khác, MTQ được đặt trong khoang miệng là nơi có cấu tạo biểu mô lát tầng chịu được cọ xát thường xuyên nên ít gây ho sặc, ít kích thích các phản xạ ở vùng thanh - khí - phế quản. Từ khi MTQ ra đời, việc sử dụng MTQ được nhiều nhà lâm sàng chứng minh đây là giải pháp an toàn trong kiểm soát đường thở. Mask thanh quản đã được sử dụng tại Anh, Mỹ và nhiều nước trên thế giới để cấp cứu ban đầu và trong gây mê nhiều loại phẫu thuật khác nhau từ những năm 1990. Ở Việt Nam, từ năm 2002 đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ứng dụng MTQ trong gây mê các phẫu thuật như: Nội soi cắt túi mật3, bệnh vùng tai - xương chũm tại Bệnh viện Bạch Mai4, phẫu thuật mắt5, phẫu thuật cho sản phụ khoa có đặt NKQ khó tại Bệnh viện Từ Dũ, phẫu thuật ngoài ổ bụng tại bệnh viện trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, bệnh nhân mổ trong ngày tại Bệnh viện Chợ Rẫy,…Các nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả và ưu điểm của việc sử dụng MTQ so với ống NKQ trong kiểm soát đường thở và thông khí cho người bệnh đặt NKQ khó và gây mê phẫu thuật nhiều loại bệnh khác nhau. Kỹ thuật tán sỏi thận qua da ra đời từ những năm giữa thế kỷ 20 và được áp dụng tại Việt Nam từ năm 2002. Năm 2014 tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức bắt đầu triển khai phương pháp TSTQD bằng đường hầm nhỏ dưới định hướng của siêu âm và có hai tư thế bệnh nhân thường được các phẫu thuật viên áp dụng là tư thế bệnh nhân nằm sấp và tư thế bệnh nhân nằm nghiêng. Tư thế bệnh nhân nằm nghiêng có nhiều ưu điểm như ít hạn chế hô hấp và tuần hoàn, có thể tiến hành trên các bệnh nhân gù lưng, béo phì, xử lý các tai biến nhanh hơn nếu phải mổ mở. Hiện nay vô cảm trong phẫu thuật tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ thường được áp dụng là phương pháp gây tê tủy sống, tuy nhiên đây là phương pháp không được lựa chọn trong những trường hợp bệnh nhân có nhiễm trùng mà chưa được kiểm soát kỹ vì có thể làm cho tình trạng nặng hơn dẫn đến sốc nhiễm trùng nhanh hơn, ngoài ra gây tê tủy sống còn có những bất lợi trong trường hợp bệnh nhân chảy máu trong mổ dẫn đến việc kiểm soát hô hấp khó khăn. Vì vậy gây tê tủy sống không phải là phương pháp vô cảm tối ưu cho phẫu thuật này. Để chủ động kiểm soát được hô hấp trong suốt cuộc mổ và hạn chế được những bất lợi của gây tê tủy sống chúng ta có thể áp dụng phương pháp gây mê NKQ hoặc MTQ. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam chưa thấy có nghiên cứu nào đánh giá ứng dụng MTQ Proseal trong gây mê phẫu thuật tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ tư thế bệnh nhân nằm nghiêng. Để đánh giá ưu, nhược điểm của gây mê MTQ Proseal so với gây mê NKQ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả thông khí của mask thanh quản Proseal trong gây mê cho phẫu thuật tán sỏi thận qua da ở tư thế nằm nghiêng” với các mục tiêu: 1. So sánh hiệu quả thông khí của mask thanh quản Proseal với ống nội khí quản trong gây mê cho phẫu thuật tán sỏi thận qua da ở tư thế nằm nghiêng. 2. Đánh giá một số ảnh hưởng trên tuần hoàn và các tác dụng không mong muốn của phương pháp gây mê sử dụng mask thanh quản Proseal cho phẫu thuật trên. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2660 |
Bộ sưu tập: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2020CKII0153.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.55 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.