Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2658
Title: Đánh giá kết quả phẫu thuật rò hậu môn tái phát tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Authors: PHẠM, PHẠM
Advisor: PGS. TS. Nguyễn, Xuân Hùng
Keywords: Ngoại tiêu hóa
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Rò hậu môn tái phát là các đường rò xuất hiện lại tại vị trí mổ cũ (sẹo mổ cũ) hoặc không hết rò sau khi bệnh nhân được phẫu thuật điều trị rò hậu môn từ 6 đến 12 tuần. Tỷ lệ xuất hiện tái phát sau mổ rò hậu môn thường dao động khác nhau tuỳ vào thể rò là đơn giản hay phức tạp và phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật được sử dụng. Theo nghiên cứu của Garcia Aguillar trên 365 trường hợp thì tỷ lệ tái phát của thể rò gian cơ thắt là 4%, rò xuyên cơ thắt là 7% và rò trên cơ thắt và rò ngoài cơ thắt là 33% 1. Tỷ lệ tái phát đối với phẫu thuật mở ngỏ đường rò là 3 - 11%, phương pháp thắt đường rò gian cơ thắt là 23,6% 2. Đối với phương pháp mở ngỏ đường rò và khâu lại cơ thắt thì tỷ lệ tái phát giao động từ 16,7% - 4,2% 3. Theo hội phẫu thuật đại trực tràng Mỹ thì rò hậu môn tái phát được phân loại là loại rò hậu môn phức tạp. Rò hậu môn tái phát có nhiều thể rò khác nhau dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn do vừa phải đảm bảo giữ được chức năng tự chủ và đại tiện của hậu môn vừa phải đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất. Các phương pháp điều trị rò hậu môn tái phát thường sử dụng như phương pháp đặt chỉ chờ, phương pháp chuyển vạt đóng lỗ trong, phương pháp mở cơ thắt kết hợp khâu tạo hình lại cơ thắt. Các phương pháp này có hiệu quả điều trị cao nhưng lại gây tổn thương cơ thắt dẫn đến tỷ lệ mất tự chủ sau mổ cao. Gần đây có một số phương pháp ít xâm lấn mới được sử dụng như phương pháp thắt đường rò ở rãnh liên cơ thắt (LIFT- Ligation of the Intersphincteric Fistula Tract), phương pháp điều trị rò hậu môn bằng nội soi hỗ trợ (VAAFT - Video-Assisted Anal Fistula Treatment) hoặc phương pháp đốt đường rò bằng laser (FiLaC - Fistula-tract Laser Closure) các phương pháp này ít hoặc không làm tổn thương cơ thắt hậu môn nên tỷ lệ mất tự chủ sau mổ thấp nhưng tỷ lệ khỏi bệnh lại chưa được như mong muốn. Các nghiên cứu trên thế giới thường chỉ tập trung vào nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị bệnh rò hậu môn phức tạp và trong đó rò hậu môn tái phát là một phần của nghiên cứu. Tác giả H. A. Joy và J. G. Williams nghiên cứu trên 63 bệnh nhân rò hậu môn phức tạp được điều trị chủ yếu bằng phương pháp đặt chỉ chờ và cho tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật là 14.3%4. Tại Việt nam, nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị bệnh rò hậu môn tái phát của tác giả Nguyễn Văn Xuyên trên 126 trường hợp được phẫu thuật tại bệnh viện 103 thì phương pháp phẫu thuật chính là phương pháp mở ngỏ đường rò và mở cơ thắt, theo dõi sau 1 năm tỷ lệ tái phát là 6.3% và tỷ lệ mất tự chủ sau mổ chưa được tác giả đề cập đến trong nghiên cứu 5. Việc chẩn đoán chính xác loại rò hậu môn tái phát vẫn còn gặp nhiều khó khăn và việc lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả, giảm tỷ lệ mất tự chủ hậu môn là thách thức lớn đối với phẫu thuật viên. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hàng năm tiếp nhận nhiều trường hợp rò hậu môn phức tạp cũng như rò hậu môn tái phát nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá kết quả điều trị bệnh rò hậu môn tái phát. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: "Đánh giá kết quả phẫu thuật rò hậu môn tái phát tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức" với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh rò hậu môn tái phát tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 1/1/2017 đến 31/12/2019. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật bệnh rò hậu môn tái phát tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 1/1/2017 đến 31/12/2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2658
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0151.pdf
  Restricted Access
2.06 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.