Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2657
Nhan đề: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAI BẰNG CEFTRIAXONE
Tác giả: HOÀNG THỊ, ÁI LIÊN
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn, Văn Thường
Từ khoá: Da liễu
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Bệnh giang mai (Syphilis) là bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục nhưng có thể lây qua đường máu, mẹ truyền sang con và tiếp xúc trực tiếp với các thương tổn giang mai có loét. Bệnh diễn biến nhiều năm (10, 20, 30) năm có khi cả đời, có lúc rầm rộ, có những thời kỳ ngấm ngầm không có triệu chứng gì làm cho người bệnh lầm tưởng là đã khỏi và có thể lây truyền cho thế hệ sau. Nếu không được điều trị xoắn khẩn có thể xâm nhập vào cả các phủ tạng đặc biệt là da, tim mạch, thần kinh trung ương gây nhiều biến chứng rất nặng thậm chí gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời. Bệnh ảnh hưởng tới thai nhi trong quá trình mang thai, có thể gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, giang mai bẩm sinh 1. Trong những năm gần đây, số lượng các trường hợp giang mai mới đã tăng lên đáng kể cả ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có 12 triệu trường hợp mới mắc bệnh giang mai trên toàn cầu mỗi năm, với 90% xảy ra ở các nước đang phát triển 2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng, dễ nhầm với các bệnh ngoài da khác, một số trường hợp sẩn giang mai phì đại ở hậu môn đã có chẩn đoán nhầm với sùi mào gà. Đặc biệt quan trọng là bệnh giang mai đã được chứng minh là góp phần làm tăng nguy cơ mắc và lây nhiễm HIV 3,4. Do đó, căn bệnh này là mối quan tâm hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Hiện nay, Benzathin Peniclin G (BPG) dùng theo đường tiêm, là thuốc ưu tiên hàng đầu để điều trị bệnh giang mai trong tất cả các giai đoạn của bệnh song cần phải có lựa chọn khác cho các bệnh nhân dị ứng với BPG, đã có nghiên cứu về tỷ lệ dị ứng với BPG lên đến gần 10% 5, hơn nữa BPG có hiệu quả thấp với giang mai thần kinh bởi vì không thấm được vào dịch não tủy 6. Một số nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của doxycycline trong điều trị giang mai sớm, có tỷ lệ đáp ứng thậm chí còn cao hơn so với BPG 7. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không thể sử dụng doxycycline như phụ nữ có thai. Một lựa chọn thay thế khác là ceftriaxone có hoạt tính kháng treponema trên mô hình động vật, dung nạp tốt, thấm tốt vào dịch não tủy, và có thời gian bán hủy dài 8. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra hiệu quả điều trị và mức độ an toàn của ceftriaxone trên các bệnh nhân như giang mai thần kinh, giang mai sớm 9 nhưng tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả điều trị của Ceftriaxone như là thuốc thay thế để điều trị giang mai giai đoạn sớm. Xuất phát từ những lý do trên, để phát hiện sớm, điều trị kịp thời và ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và kết quả điều trị bệnh giang mai bằng Ceftriaxone” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan bệnh giang mai tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương. 2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh giang mai sớm bằng Ceftriaxone.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2657
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020CKII0150.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.78 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.