Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2644
Title: | ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG SẢNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI KHOA CẤP CỨU, BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG |
Authors: | HOÀNG THỊ, PHƯƠNG NAM |
Advisor: | PGS.TS. HỒ THỊ, KIM THANH |
Keywords: | Lão khoa |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Đại học Y Hà Nội |
Abstract: | Sảng là một hội chứng phổ biến ở những người cao tuổi, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân nội trú. Khoa cấp cứu đóng vai trò trung tâm trong một bệnh viện và là cửa ngõ cho phần lớn các trường hợp nhập viện. Ước tính có tới 7 – 20% bệnh nhân cao tuổi có hội chứng sảng trong số các bệnh nhân được nhập vào khoa cấp cứu 1. Bệnh nhân có hội chứng sảng thường có xu hướng nặng lên và nguy cơ tử vong cao. Dan K. Kiely và cộng sự (2009) ghi nhận 3,6% bệnh nhân sảng tử vong trong khoảng từ 2 đến 4 tuần, 11,2% từ 4 tuần đến 12 tuần, 12,9% từ 12 tuần đến 26 tuần và 11,6% tử vong trong khoảng từ 26 tuần đến 52 tuần2. Trong thực hành lâm sàng, không phải dễ dàng nhận biết được hội chứng sảng. Các triệu chứng của sảng rất đa dạng và biến thiên liên tục theo từng giờ, từng ngày. Việc phân định tình trạng sảng trở nên phức tạp hơn ở nhóm bệnh nhân có trầm cảm, sa sút trí tuệ và một số rối loạn tâm thần cũng có các triệu chứng tương đồng. Jin H. Han và cộng sự (2017) cho biết tại một đơn vị cấp cứu chỉ có khoảng 17% bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên được chẩn đoán đúng còn lại 83% bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm3. Có tới 90% các trường hợp bị bỏ sót tại các chuyên khoa khác nếu đã bị bỏ qua tại khoa cấp cứu4. Do đó, làm rõ đặc điểm lâm sàng sẽ giúp các bác sĩ phát hiện sớm và chẩn đoán đúng hội chứng sảng. Tuy nhiên, còn nhiều khoảng trống dữ liệu về đặc điểm lâm sàng của hội chứng sảng. Một số tác giả đã đưa ra tỷ lệ của triệu chứng giảm chú ý, rối loạn định hướng nhưng chưa mô tả rõ tính thường gặp của các triệu chứng thành phần5’6. Bên cạnh đó, sự xuất hiện và tiến triển của của hội chứng sảng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố liên quan. Các yếu tố này có thể thúc đẩy sự xuất hiện của hội chứng sảng và cũng có thể nặng thêm tình trạng sảng. Nhận định được các yếu tố liên quan sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong chiến lược điều trị và dự phòng. Theo Sharon K. Inouye (2014), nếu có chiến lược can thiệp kịp thời và đầy đủ với các yếu tố liên quan có thể thay đổi được sẽ làm giảm đáng kể số lượng, thời gian của các cơn sảng ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện và giúp phòng ngừa sảng7. Tại Việt Nam, Bệnh viện Lão khoa Trung ương là bệnh viện tuyến cuối, có nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi trong cả nước. Với đặc trưng là tuyến trung ương nên khoa Cấp cứu của bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân nặng, đa bệnh lý và đây được xem là một môi trường nguy cơ xuất hiện sảng rất cao. Vì vậy với mong muốn làm rõ đặc điểm, xác định các yếu tố liên quan và bổ sung thêm vào nguồn dữ liệu của hội chứng sảng ở người cao tuổi trong môi trường cấp cứu, chúng tôi chọn thực hiện đề tài: “Đặc điểm hội chứng sảng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng hội chứng sảng ở người cao tuổi tại khoa Cấp cứu, bệnh viện Lão khoa Trung ương. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến hội chứng sảng ở người cao tuổi tại khoa Cấp cứu, bệnh viện Lão khoa Trung ương. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2644 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020CKII0137.pdf Restricted Access | 1.55 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.