Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2640
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U THẦN KINH ĐỆM ĐỘ ÁC TÍNH CAO TẠI BỆNH VIỆN K
Authors: VŨ, VIỆT ANH
Advisor: PGS.TS. NGÔ, THANH TÙNG
Keywords: Ung thư
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: U não là một loại bệnh lý thường gặp trong các bệnh lý về sọ não. Theo ghi nhận của hiệp hội u não Hoa Kỳ đến tháng 1 năm 2017, u thần kinh đệm chiếm 24,7% tất cả các khối u não nguyên phát và 74,6% tất cả các khối u ác tính1. Khoảng 700 000 người Mỹ đang sống với một khối u não trong đó 69,1% khối u là lành tính, 30,9% khối u là ác tính2. Ước tính 86970 người sẽ được chẩn đoán khối u não nguyên phát vào năm 2019, trong đó 60800 người sẽ là u lành tính, 26170 người sẽ là u ác tính2. Tỷ lệ sống trung bình cho tất cả bệnh nhân khối u não ác tính là 35%2. Các u thần kinh đệm Gliomas như (gliolastoma, ependymomos, astrocytomas và oligodendrogliomas) chiếm tới 81% các khối u não ác tính2. Dạng phổ biến nhất của khối u não ác tính nguyên phát là thể u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng (glioblastoma multiforme) có tỷ lệ sống tương đối 5 năm chỉ là 5,6%2. Ước tính có 16.830 người sẽ chết vì khối u não ác tính (ung thư não) vào năm 20192. U nguyên bào thần kinh đệm là thể ác tính nhất chiếm 55,4% trong toàn bộ u thần kinh đệm1. Nếu tính trong tất cả các khối u não nguyên phát thì u nguyên bào thần kinh đệm chiếm 14,9%1. U nguyên bào thần kinh đệm có số lượng bệnh nhân cao nhất trong tất cả các khối u ác tính, với ước tính 12.390 ca mới trong năm 20171. Bệnh có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi kể cả trẻ em, nhưng hay gặp hơn ở tuổi hơn 503. Điều trị u thần kinh đệm ác tính cao bao gồm điều trị đa mô thức: Phẫu thuật, xạ trị, hóa chất, thuốc chống tăng sinh mạch, miễn dịch4. Hiện nay điều trị nhắm trúng đích đang được nghiên cứu và tỏ ra có hứa hẹn. Tuy nhiên, bất chấp những tiến bộ của y học, u thần kinh đệm ác tính cao, đặc biệt là u nguyên bào thần kinh đệm vẫn là loại u có tiên lượng xấu, thời gian sống trung bình với u nguyên bào thần kinh đệm là 15 đến 16 tháng ở những bệnh nhân được điều trị phẫu thuật, hóa chất và xạ trị3. Đối với bệnh nhân mắc u nguyên bào thần kinh đệm có đột biến IDH thì tiên lượng tốt hơn đáng kể (tỷ lệ sống trung bình 27 - 31 tháng) so với u nguyên bào thần kinh đệm không có đột biến IDH (sống sót trung bình 11-13 tháng) sau khi chẩn đoán5. Tỷ lệ sống thêm 2 năm chỉ khoảng 26,5%5. Trẻ em có tiên lượng tốt hơn, khoảng 25% trẻ em bị khối u này sống 5 năm hoặc lâu hơn. Các phương pháp điều trị mới đang kéo dài tuổi thọ nhiều hơn. Những người có khối u có dấu hiệu di truyền thuận lợi gọi là methylation MGMT có tỉ lệ sống sót tốt hơn. MGMT là một gen để sửa chữa tế bào bị hỏng. Khi hóa trị liệu giết chết tế bào glioblastoma, MGMT khắc phục chúng. Methylation MGMT ngăn ngừa sự sửa chữa này và đảm bảo rằng nhiều tế bào khối u bị tiêu diệt6. Tại bệnh viện K từ năm 2017 khi khoa Ngoại Thần kinh được thành lập, chúng tôi đã áp dụng điều trị các bệnh lý thần kinh sọ não trong đó có u não bằng phẫu thuật, tia xạ kết hợp với hóa chất đồng thời sau mổ để điều trị u thần kinh đệm ác tính cao nhưng chưa có nghiên cứu nào theo dõi và đánh giá7. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị U thần kinh đệm độ ác tính cao tại bệnh viện K” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm IDH của u thần kinh đệm độ ác tính cao ở nhóm bệnh nhân u thần kinh đệm ác tính cao tại bệnh viện K. 2. Đánh giá kết quả điều trị nhóm bệnh nhân nghiên cứu và mô tả một số yếu tố liên quan kết quả điều trị
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2640
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0133.pdf
  Restricted Access
2.34 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.