Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2638
Title: | ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG HÓA TRỊ LIỆU BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ THẤT BẠI VỚI THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÍCH TẠI BỆNH VIỆN K |
Authors: | NGUYỄN, THANH TUẤN |
Advisor: | PGS.TS. Vũ, Hồng Thăng |
Keywords: | Ung thư |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Đại học Y Hà Nội |
Abstract: | Ung thư phổi (UTP) là loại ung thư phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư thường gặp nhất. Theo Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế IARC (GLOBOCAN 2018), UTP là bệnh đứng đầu về tỷ lệ mắc với gần 2,1 triệu ca mới được chẩn đoán, đứng đầu ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ giới. Tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong khác nhau theo khu vực địa lý1. UTP có độ ác tính cao, tiến triển nhanh, tiên lượng xấu, tỉ lệ sống thêm 5 năm thấp dưới 21% ở cả hai giới 2. Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới , UTP được chia thành hai nhóm chính dựa trên đặc điểm mô bệnh học là ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) chiếm 85 - 90% và ung thư phổi tế bào nhỏ. Hai thể mô bệnh học này khác nhau cơ bản về đặc điểm bệnh học, phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh3. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, phần lớn bệnh nhân UTP đến bệnh viện ở giai đoạn muộn, bệnh đã lan tràn, di căn xa. Tỷ lệ sống thêm 5 năm ở giai đoạn muộn rất thấp, khoảng dưới 10% 2. Điều trị UTP giai đoạn muộn là điều trị toàn thân do tính chất lan tràn của bệnh. Trong nhiều năm, hoá trị toàn thân là phương pháp điều trị chủ yếu, liệu pháp đầu tay là hóa trị bộ đôi có platinum 4 đến 6 chu kỳ 4. Trong những năm gần đây, nhiều đích phân tử sinh học liên quan cơ chế sinh bệnh được phát hiện, cùng với sự ra đời của các thuốc ức chế hoạt động của phân tử, kéo dài thời gian sống của người bệnh, trong đó chất ức chế hoạt chất tyrosine kinase (tyrosine kinase inhibitors-TKIs) của thụ thể yếu tố phát triển biểu mô (epidermal growth factor receptor - EGFR), được gọi là liệu pháp điều trị nhắm trúng đích. Theo nghiên cứu, bệnh nhân UTPKTBN người Việt Nam có tỉ lệ đột biến EGFR hoạt hóa chiếm 64,2% 7. Tuy nhiên, dưới áp lực chọn lọc của các tế bào khối u với thuốc, sau khoảng 10- 20 tháng điều trị, bệnh tiến triển trở lại ở hầu hết các bệnh nhân có đáp ứng tốt ban đầu, thể hiện tình trạng “trơ” của tế bào khối u với thuốc. Nguyên nhân thường gặp nhất được xác định là có đột biến gen T790M, chiếm tỷ lệ khoảng 50-60% các trường hợp 6. Trong tình huống này, điều trị TKIs thế hệ III như Osimetinib cho cho thấy có hiệu quả về sống thêm, đặc biệt là chất lượng sống với tỉ lệ và mức độ độc tính có thể chấp nhận được 7. Trong một số trường hợp kháng thứ phát với TKIs không/hoặc không biết tình trạng đột biến T790M cũng như có cơ hội tiếp cận liệu pháp điều trị đích hay miễn dịch thì phương pháp điều trị chính trong giai đoạn này là hóa chất thân. Nghiên cứu trước đây cho thấy các phác đồ nền tảng có platinum kết hợp với nhóm Taxane hoặc không platinum là các thuốc thế hệ thứ 3 như Taxane, Gemcitabine, Vinorelbin, Pemetrexed..... Đây là những thuốc đem lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị với UTPKTBN bất kể tình trạng đột biến gen hay không. Trong thực tiễn lâm sàng hiện nay, khi bệnh nhân tiến triển sau khi sử dụng thuốc TKI thì hóa trị cũng được coi là sự lựa chọn ưu tiên nhằm kéo dài thời gian sống thêm, kiểm soát tình trạng bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả và tác dụng phụ trên nhóm bệnh nhân này như thế nào vẫn còn câu hỏi cần được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với nhằm mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR tiến triển sau TKI. 2. Đánh giá đáp ứng hóa trị liệu trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2638 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020CKII0131.pdf Restricted Access | 1.37 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.