Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2637
Nhan đề: | Đánh giá tình trạng ngách xoang trán qua nội soi và CT scan mũi xoang sau phẫu thuật nội soi mũi xoang có mở ngách trán |
Tác giả: | NGÔ, TRUNG THẮNG |
Người hướng dẫn: | PGS.TS. CAO, MINH THÀNH |
Từ khoá: | Tai mũi họng |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | Đại học Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Viêm mũi xoang mạn tính là bệnh viêm niêm mạc hốc mũi và các xoang cạnh mũi với biểu hiện: ngạt mũi, chảy mũi, đau nhức vùng mặt và rối loạn ngửi. Bệnh có thể xuất hiện ở người lớn và trẻ em, thường tiến triển kéo dài không tự khỏi, khó điều trị, dễ tái phát và có thể gây biến chứng đến các cơ quan lân cận. Bệnh thường hay xuất hiện ở vùng có khí hậu nóng ẩm, môi trường bị ô nhiễm, nơi điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa được quan tâm đúng mức1,2,3,4. Có nhiều phương pháp (PP) điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính. Trước đây, theo phương pháp kinh điển việc phẫu thuật bằng dụng cụ thông thường qua ánh sáng đèn Clar đã có những thành quả nhất định, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn như: Chảy máu, cắt polyp còn sót, xâm phạm tổ chức lành, ... do vậy kết quả điều trị chưa tốt. Đến những thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 20, phẫu thuật nội soi mũi xoang (PTNSMX) ra đời - là cuộc cách mạng kỹ thuật trong điều trị bệnh, nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực chụp cắt lớp, ống nội soi quang học, nguồn sáng,... Ngày nay, phẫu thuật nội soi mũi xoang được lựa chọn thay thế cho các phẫu thuật xoang kinh điển trước đây với nhiều ưu điểm như: ít xâm lấn, ít gây phù nề sau mổ, không để lại sẹo, phù hợp với các đặc điểm về sinh lý và giải phẫu của mũi xoang. Phương pháp kỹ thuật này đã nhanh chóng phát triển và mang lại hiệu quả cao cho người bệnh, đạt tỷ lệ thành công trên 80% 1,2. Tuy vậy phẫu thuật nội soi mũi xoang vẫn còn những hạn chế: là tầm nhìn bị giới hạn: phạm vi phẫu trường quan sát được là từ đầu ống soi trở ra trước, là hình ảnh hai chiều, không có được một phẫu trường toàn diện và có chiều sâu, có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm như tổn thương sàn sọ, ổ mắt, thần kinh thị, động mạch cảnh nếu phẫu thuật viên không nắm rõ cấu trúc giải phẫu hay không được đào tạo bài bản. Trong phẫu thuật nội soi mũi xoang, phẫu thuật ngách trán được xem là khó do cấu trúc ngách trán tương đối hẹp, giải phẫu phức tạp, góc nhìn qua nội soi bị hạn chế, dễ gây tổn thương các cấu trúc lân cận như động mạch sàng trước, ổ mắt và hố não trước. Ngày nay PTNSMX có sử dụng hệ thống định vị từ IGS đã phát triển và được ứng dụng ở nhiều cơ sở khám chữa bệnh. Tại Việt nam, phẫu thuật nội soi mũi xoang ngày càng phát triển rộng rãi, tuy nhiên, phẫu thuật nội soi ngách trán vẫn còn một số hạn chế, nhất là phẫu tích các tế bào ngách trán cũng như các trường hợp mổ lại, do mức độ khó của phẫu thuật và các tai biến, biến chứng có thể xảy ra. Các tế bào ngách trán rất khó nhận định được trong lúc mổ nếu không có IGS; các tế bào trên ổ mắt, tế bào K3 khi nhìn từ bên dưới qua nội soi rất khó phân biệt và có thể nhầm lẫn là đường dẫn lưu xoang trán, và điều này cũng được đề cập trong y văn bởi các phẫu thuật viên mũi xoang nổi tiếng như Kuhn, Vaugahan, Senior,.. Mô sẹo hay xương bít tắc hoàn toàn ngách trán kết hợp với tình trạng mất mốc giải phẫu khi mổ lại làm cho việc tìm ra đường dẫn lưu xoang trán rất khó khăn và nguy hiểm, dễ tổn thương mảnh sàng, sàn sọ, có khi phải ngừng phẫu thuật để bảo đảm an toàn cho người bệnh. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về PTNSMX có mở ngách xoang trán sử dụng định vị từ IGS như Trần Viết Luân5, Cao Minh Thành6. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang (PTNSCNMX) có mở ngách xoang trán về mặt thời gian theo dõi sau phẫu thuật vẫn còn ngắn, chưa thể có kết quả chính xác. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình trạng ngách xoang trán qua nội soi và CT scan mũi xoang sau phẫu thuật nội soi mũi xoang có mở ngách trán”. Mục tiêu: “Đánh giá tình trạng ngách xoang trán qua nội soi và CT scan mũi xoang sau phẫu thuật nội soi mũi xoang có mở ngách trán”. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2637 |
Bộ sưu tập: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2020CKII0130.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.85 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.