Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2636
Nhan đề: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đông máu rải rác lòng mạch ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai từ 2017 đến 2019
Tác giả: ĐINH, THỊ ĐẦM
Người hướng dẫn: PGS.TS. ĐÀO, XUÂN CƠ
TS. NGUYỄN, TUẤN TÙNG
Từ khoá: Hồi sức cấp cứu
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Sốc nhiễm khuẩn là tình trạng đáp ứng của toàn bộ cơ thể đối với vi khuẩn và độc tố vi khuẩn gây bệnh dẫn đến tình trạng tụt huyết áp và tình trạng suy đa cơ quan, phủ tạng do thiếu máu, thiếu oxy tổ chức dù đã bù đủ khối lượng tuần hoàn. Sốc nhiễm khuẩn là một hội chứng lâm sàng nặng, thường gặp và là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho các bệnh nhân điều trị tại các đơn vị hồi sức1. Dù đã có nhiều tiến bộ trong hồi sức, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn vẫn ở mức cao tới 45% -80% tùy các nghiên cứu1,2. Theo số liệu từ Surviving Sepsis Campaign (SSC), tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết là 41% tại châu Âu và 28,3% ở Hoa Kỳ3. Kết quả điều trị phụ thuộc vào kết quả kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo huyết động, điều chỉnh các rối loạn chức năng, trong đó có rối loạn chức năng của hệ thống đông máu. Tuy nhiên việc điều chỉnh rối loạn đông máu chỉ đem lại hiệu quả khi đánh giá chính xác và xử trí đầy đủ các rối loạn này3,4. Điều chỉnh các rối loạn đông máu đi kèm với điều trị nguyên nhân trong sốc nhiễm khuẩn sẽ góp phần cắt đứt vòng xoắn bệnh lý, nâng cao khả năng điều trị thành công và tỉ lệ sống sót của bệnh nhân5. Sốc nhiễm khuẩn là một trong những yếu tố gây ra sự ứ trệ tuần hoàn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình rối loạn đông máu phát triển. Nhiều tác giả trên thế giới đã chứng minh được rằng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có hiện tượng tăng hoạt hóa hệ thống đông máu và ức chế hệ thống các yếu tố chống đông dưới tác dụng cuả vi khuẩn và độc tố của nó thông qua vai trò của tế bào nội mạc, bạch cầu, tiểu cầu và các cytokine... Mặt khác, rối loạn đông máu lại gây nên tình trạng chảy máu và giảm tưới máu các cơ quan trong cơ thể gây ra bệnh cảnh suy đa phủ tạng tạo điều kiện cho sốc phát triển và duy trì tạo thành một vòng xoắn bệnh lý6. Một trong những diễn biến nặng nề và khó kiểm soát nhất đối với huyết học trong sốc nhiễm khuẩn đó là tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch (Disseminated Intravascular Coagulation - DIC).Là một hội chứng mắc phải đặc trưng bởi sự hoạt hóa quá mức trong lòng mạch hệ thống đông cầm máu và hiện tượng tiêu thụ ồ ạt tại chỗ tiểu cầu và các yếu tô đông máu do nhiều nguyên nhân khác nhau7. Biểu hiện lâm sàng là hiện tượng chảy máu do tiêu thụ quá mức yếu tố đông máu, nghĩa là đồng thời xảy ra cả hai biểu hiện chảy máu và đông máu. Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến Trung Ương tiếp cận bệnh nhân nặng của khu vực phía Bắc và miền Trung Việt Nam.Khoa Hồi sức tích cực đều tiếp nhận và điều trị bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn nặng, trong đó có nhiều bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có rối loạn đông máu nặng.Với mong muốn đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có rối loạn đông máu nặng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đông máu rải rác lòng mạch ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai từ 2017 đến 2019” với hai mục tiêu: 1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng rối loạn đông máu trong lòng mạch ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai từ 2017 đến 2019. 2) Bước đầu đánh giá kết quả điều trị đông máu rải rác trong lòng mạch ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai từ 2017 đến 2019.  
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2636
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020CKII0129.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.4 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.