Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2634
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA – XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI UNG THƯ THỰC QUẢN GIAI ĐOAN II-IVA BẰNG PHÁC ĐỒ FOLFOX TAI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI
Tác giả: VŨ, VĂN THẠCH
Người hướng dẫn: PGS. TS. VŨ, HỒNG THĂNG
Từ khoá: Ung thư
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Ung thư thực quản là một trong những bệnh ung thư thường gặp. Theo số liệu Globocan 2018, trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 572.034 ca mới mắc, đứng thứ 9 về tỉ lệ mắc, và khoảng 508.585 nguời tử vong, đứng thứ 6 trong các nguyên nhân tử vong do ung thư.1 Hiện nay, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, song việc điều trị ung thư thực quản vẫn đang là một thách thức lớn với các nhà ung thư học, tiên lượng còn hạn chế, tỉ lệ sống sau 5 năm trung bình cho các giai đoạn của ung thư thực quản đạt 19,2% theo thống kê tại Mỹ năm 2018.2 Ung thư thực quản thường tiến triển âm thầm, triệu chứng không đặc hiệu nên đa số bệnh nhân đến khám khi đã có triệu chứng nuốt nghẹn (u đã chiếm ≥ 1/2 chu vi), khi đó hầu hết bệnh đã ở giai đoạn tiến triển tại chỗ và/hoặc di căn, ngay cả ở những nước có nền y học phát triển, tỉ lệ bệnh nhân được phát hiện sớm vẫn còn khá khiêm tốn. Tại Mỹ, theo thống kê năm 2018, tỉ lệ bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn khu trú tại chỗ (chưa di căn hạch) chỉ chiếm 18,9%, tỉ lệ được phát hiện ở giai đoạn đã có di căn hạch vùng là 32%.2 Về điều trị ung thư thực quản hiện nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị khi bệnh ở giai đoạn sớm. Bên cạnh đó, phẫu thuật ung thư thực quản là một phẫu thuật phức tạp, nặng nề, chỉ thực hiện được ở một số trung tâm phẫu thuật lớn, tỉ lệ biến chứng sau mổ (biến chứng hô hấp, dò miệng nối, hẹp miệng nối, dò dưỡng chấp,..) khá cao, do vậy mà trên thực tế hiện nay tỉ lệ bệnh nhân ung thư thực quản có chỉ định phẫu thuật còn hạn chế.3 Hiện nay, điều trị chuẩn cho ung thư thực quản giai đoạn tại chỗ, tại vùng không có chỉ định phẫu thuật ngay là phối hợp xạ trị với hóa chất bao gồm cả bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nhưng từ chối hoặc có bệnh phối hợp. Phác đồ phối hợp cisplatin/fluorouracil (CF) được sử dụng từ những năm 90 và đã chứng minh hiệu quả so với xạ trị đơn thuần qua nhiều nghiên cứu.4,5,6,7 Tuy nhiên, việc sử dụng phác đồ CF cũng gặp phải một số hạn chế nhất định như tác dụng phụ, thời gian truyền tĩnh mạch liên tục trong 4 ngày liên tiếp làm tăng độc tính và ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. 4,8 Cho nên nhiều nhóm thuốc mới đã đưa vào thử nghiệm: carboplatin, oxaliplatin, capecitabine, irinotecan, paclitaxel,... và đã chứng minh được hiệu quả nhất định.9,10 Phác đồ FOLFOX (oxaliplatin/fluorouracil/leucovorin) phối hợp với xạ trị trong ung thư biểu mô thực quản đã được nghiên cứu từ trên 10 năm nay tại Mỹ và đã chứng minh hiệu quả tương đương với phác đồ CF đồng thời khắc phục những hạn chế của phác đồ CF8,11 . Tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, điều trị ung thư thực quản bằng hóa xạ trị đồng thời đã được thực hiện với nhiều phác đồ hóa chất khác nhau thường qui, tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị đồng thời với hóa chất phác đồ FOLFOX, Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô thực quản giai đoạn II-IVa. 2. Đánh giá kết quả HXĐT ung thư biểu mô thực quản giai đoạn II-IVa bằng phác đồ FOLFOX tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2634
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020CKII0126.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.12 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.