Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2629
Nhan đề: Mối liên quan giữa kháng thể kháng phospholipid với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm thận lupus
Tác giả: NGUYỄN THỊ, THU HÀ
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng, Thị Lâm
Từ khoá: Dị ứng - Miễn Dịch lâm sàng
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE) là bệnh tự miễn, trong đó các tế bào và tổ chức bị tổn thương bởi sự lắng đọng của phức hợp miễn dịch. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của SLE vẫn chưa thực sự được rõ ràng và được biết đến là đa yếu tố, liên quan nhiều đến gen, hormon giới tính và các yếu tố môi trường. Bệnh cảnh của SLE đa dạng với sự tổn thương của đa cơ quan như khớp, da, máu, phổi,….Trong số các tổn thương thường gặp, tổn thương thận trong SLE hay viêm thận lupus (Lupus Nephritis - LN) là một trong những tổn thương quan trọng và thường gặp chiếm tỷ lệ từ 50%- 60% bệnh nhân SLE sau 5-10 năm được chẩn đoán bệnh1. Ngày nay, mặc dù chúng ta đã có tiến bộ trong hiểu biết về cơ chế bệnh sinh của viêm thận lupus cũng như điều trị viêm thận lupus, tuy nhiên khoảng 25% bệnh nhân viêm thận lupus phát triển bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) cần lọc máu hoặc cấy ghép thận2. Kháng thể kháng phospholipid (antiphospholipid antibodies - aPL) là một tiêu chí chẩn đoán SLE, tỷ lệ thường gặp là 30-40%3. Kháng thể kháng phospholipid có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của SLE và thận là tổn thương chính trong hội chứng kháng phospholipid. Kháng thể kháng phospholipid liên quan đến sự xuất hiện của huyết khối trong đó có các mạch máu của thận. Sự xuất hiện của kháng thể kháng phospholipid làm tăng nguy cơ xuất hiện tổn thương thận và làm tình trạng tổn thương thận của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống trầm trọng hơn, tiên lượng xấu hơn. Tỷ lệ kháng thể kháng phospholipid dao động trong khoảng 20- 30% bệnh nhân viêm thận lupus. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá bệnh thận APS giúp cho chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh nhân viêm thận lupus và hạn chế tiến triển của bệnh thận giai đoạn cuối. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về viêm thận lupus cũng như hội chứng kháng phospholipid, tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá về mối liên quan giữa kháng thể kháng phospholipid và viêm thận lupus. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Mối liên quan giữa kháng thể kháng phospholipid với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm thận lupus” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm thận lupus có kháng thể kháng phospholipid. 2. Nghiên cứu mối liên quan giữa kháng thể kháng phospholipid với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2629
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020CKII0121.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.22 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.