Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2628
Title: Nghiên cứu mối liên quan giữa tăng progesterone sớm với thời gian kích thích buồng trứng và tỷ lệ có thai trong thụ tinh ống nghiệm
Authors: PHAN THỊ, THU HUYỀN
Advisor: PGS.TS. HỒ, SỸ HÙNG
Keywords: Sản phụ khoa
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Sinh sản có vai trò quan trọng và giảm khả năng sinh sản có thể đưa đến các vấn đề sức khỏe tinh thần về sau, vì vậy vô sinh hiếm muộn là tình trạng bệnh lý với những hậu quả tiềm ẩn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả hai vợ chồng. Tỷ lệ vô sinh tùy theo từng quốc gia và từng nghiên cứu, dao động trong khoảng từ 3% đến 15% 1, 2. Thụ tinh trong ống nghiệm bao gồm nhiều bước mà đầu tiên là KTBT để có nhiều nang noãn giúp tăng hiệu quả điều trị. Các phác đồ KTBT rất đa dạng với loại, liều thuốc và cá thể hóa cho từng đối tượng bệnh nhân, KTBT làm phát triển các nang noãn đồng thời cũng làm thay đổi về các hormon. Một trong những đáp ứng bất thường với KTBT là hiện tượng tăng progesterone sớm. Khái niệm hoàng thể hóa sớm được Hamori đưa ra vào năm 1987 và Feldberg năm 1989 3, 4 và hiện nay được thống nhất gọi là tăng progesterone sớm. Trước đây, khi GnRH analogue chưa được đưa vào sử dụng thì sự gia tăng LH nội sinh dẫn đến hoàng thể hóa sớm là nguyên nhân phổ biến của việc tăng progesterone sớm. Sự thay đổi trong biểu hiện gen với việc gia tăng đồng thời về sự hình thành mạch và sự sẵn có của cholesterol dẫn đến tăng lượng progesterone từ nang noãn bị hoàng thể hóa. Tuy nhiên, ngay cả sau khi sử dụng GnRH agonist hoặc GnRH antagonist để ức chế chế tiết của Gonadotropin nội sinh thì 5-30% các chu kỳ KTBT có sự tăng nồng độ progesterone sớm mặc dù thiếu LH tăng. Từ năm 2010, các nghiên cứu đã chứng minh nguyên nhân gây tăng progesterone sớm chủ yếu do số lượng nang noãn nhiều. Mỗi nang noãn bài tiết một lượng nhỏ progesterone như một trung gian trong con đường chuyển hóa steroid và thường xuất hiện ở các chu kỳ chỉ có FSH và chính tổng liều FSH làm tăng nguy cơ tăng progesterone sớm. Trong những năm gần đây tầm quan trọng của việc tăng progesterone sớm trong KTBT/ IVF là một vấn đề còn tranh luận. Kích thích buồng trứng cho phép thu nhận nhiều noãn trong một chu kỳ, từ đó tăng cơ hội có thai của thụ tinh ống nghiệm nhưng KTBT cũng có thể đưa đến tăng sớm progesterone do tạo ra nhiều nang noãn phát triển. Các nghiên cứu đưa ra ngưỡng nồng độ progesterone khác nhau để xác định progesterone tăng trong các chu kỳ kích thích buồng trứng, dao động từ 0,8 đến 2,0 ng/ml tùy vào từng nghiên cứu. Bosch và cộng sự (2010) 6 đã chứng minh trong một phân tích hồi cứu với hơn 4000 chu kỳ, tỷ lệ mang thai diễn tiến giảm đáng kể với nồng độ progesterone huyết thanh trên 1,5 ng/ml vào ngày tiêm hCG. Vậy tỷ lệ tăng sớm progesterone là bao nhiêu? Tỷ lệ bệnh nhân tăng sớm progesterone có liên quan đến số ngày kích thích buồng trứng không? Tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, các nghiên cứu công bố hiện nay tập trung đánh giá kết quả KTBT và có thai của IVF mà còn ít nghiên cứu về tỷ lệ tăng sớm progesterone với thời gian KTBT. Xuất phát từ cơ sở khoa học trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mối liên quan giữa tăng progesterone sớm với thời gian kích thích buồng trứng và tỷ lệ có thai trong thụ tinh ống nghiệm’’ với mục tiêu: 1. Đánh giá mối liên quan giữa tỷ lệ bệnh nhân tăng progesterone sớm với thời gian kích thích buồng trứng bằng phác đồ đối vận. 2. Xác định tỷ lệ có thai và một số yếu tố liên quan ở các ngưỡng nồng độ progesterone khác nhau trên nhóm bệnh nhân chuyển phôi tươi.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2628
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0120.pdf
  Restricted Access
1.51 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.