Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2608
Title: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHỐI TIỂU CẦU TẠI VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG NĂM 2019 – 2020
Authors: ĐÀO THỊ, VIỆT ANH
Advisor: TS.BS. Trần, Ngọc Quế
Keywords: Huyết học – Truyền máu
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Lịch sử truyền máu được bắt đầu vào những năm đầu của thế kỷ XVII, tuy nhiên chỉ đến khi nhà bác học Karl Landsteiner phát hiện ra hệ nhóm máu ABO ở người vào đầu thế kỷ XX thì truyền máu mới thật sự phát triển. Bước đột phá của truyền máu hiện đại là điều chế, chỉ định sử dụng các thành phần máu trong lâm sàng. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự hiểu biết đầy đủ về miễn dịch huyết học, người ta đã tách riêng được các thành phần hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu hạt trung tính, huyết tương tươi, tủa lạnh và các yếu tố đông máu. Trong điều trị, việc sử dụng các chế phẩm máu vừa mang tính khoa học, vừa có lợi ích kinh tế, bệnh nhân được cung cấp những thành phần máu mà họ thiếu, không truyền những thành phần không cần vì có thể gây ra các phản ứng miễn dịch, lãng phí các thành phần máu không cần thiết. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn đông cầm máu và góp phần vào quá trình làm lành vết thương 1. Sự khiếm khuyết của tiểu cầu về số lượng và/hoặc chức năng đều có thể đưa đến tình trạng xuất huyết với các mức độ khác nhau, nhiều khi đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân (xuất huyết não, đường tiêu hóa, thận…). Truyền khối tiểu cầu trong trường hợp xuất huyết do giảm số lượng hoặc giảm chức năng tiểu cầu là một liệu pháp điều trị quan trọng, ngăn chặn quá trình chảy máu, cứu sống người bệnh 2. Ở nước ta, việc điều chế khối tiểu cầu bắt đầu từ năm 1984 lúc đầu sản xuất huyết tương giàu tiểu cầu, sau đó sản xuất khối tiểu cầu bằng các phương pháp từ huyết tương giàu tiểu cầu, từ lớp buffycoat tại Viện Huyết học – Truyền máu TW. Bước đầu sản xuất khối tiểu cầu trên hệ thống hở, ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn. Năm 2016, Viện đã điều chế được khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân, khắc phục các tác dụng không mong muốn do tồn dư bạch cầu. Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (HHTMTW) là viện chuyên khoa đầu ngành của cả nước về điều trị bệnh máu, nhu cầu sử dụng máu và chế phẩm máu hàng năm là rất lớn, đặc biệt là sử dụng khối tiểu cầu trong điều trị một số lệnh lý như lơxemi cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy... đồng thời cũng đóng vai trò là một ngân hàng máu cung cấp cho các cơ sở y tế khác. Nhằm góp phần xác định nhu cầu sử dụng khối tiểu cầu cho điều trị và xây dựng kế hoạch để Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương có thể chủ động tiếp nhận, sản xuất các chế phẩm khối tiểu cầu an toàn, đảm bảo cung cấp đầy đủ và hiệu quả cho điều trị thì việc tìm hiểu tình hình và chỉ định sử dụng khối tiểu cầu trong những năm qua là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình hình sử dụng khối tiểu cầu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương năm 2019 – 2020” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả tình hình sử dụng khối tiểu cầu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2019 - 2020. 2. Nhận xét kết quả việc truyền khối tiểu, một số phản ứng khi truyền khối tiểu cầu ở nhóm bệnh nhân suy tủy xương và rối loạn sinh tủy.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2608
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0100.pdf
  Restricted Access
1.8 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.