Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2607
Title: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, căn nguyên vi khuẩn và kết quả điều trị viêm phổi tập trung ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Authors: NGUYỄN THỊ, THANH BÌNH
Advisor: PGS.TS. ĐÀO, MINH TUẤN
Keywords: Nhi – Hô hấp
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Viêm phổi là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, ước tính có khoảng 150 – 156 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc viêm phổi hàng năm trên toàn thế giới 1,2,3. Có tới 40% các trường hợp mắc viêm phổi cần phải nhập viện 1, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khoảng 2 triệu ca tử vong mỗi năm, hầu hết đều xảy ra ở các nước đang phát triển 1, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu báo cáo năm 2014 của Tổng cục thống kê và UNICEF 4, Việt Nam có 81,1% trẻ em từ 0 – 59 tháng tuổi có triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được đưa đến khám tại các cơ sở y tế. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự (CS) cho thấy nhiễm khuẩn đường hô hấp chiếm 34% trong mô hình bệnh tật của trẻ em trên toàn quốc và tỷ lệ tử vong do viêm phổi đứng đầu trong các bệnh lý về hô hấp (75%) 5. Đây không chỉ là mối đe dọa cho sức khỏe của trẻ em mà còn là gánh nặng to lớn đối với gia đình, ngành y tế và toàn xã hội. Viêm phổi tập trung là thuật ngữ dùng để chỉ những tổn thương phổi tập trung lại thành đám trên phim chụp X – quang, đây là một thể lâm sàng của viêm phổi, trong đó điển hình là viêm phổi thùy. Một công bố tổng quan của Hiệp hội lồng ngực Anh năm 2011, phân tích từ 2076 nghiên cứu trên nhiều quốc gia cho thấy tỷ lệ mới mắc chung của viêm phổi là 14,7/ 10.000 trẻ em từ 0 – 16 tuổi mỗi năm, trong đó viêm phổi thùy chiếm tỷ lệ 17,6% 6. Đây là một bệnh lý cấp tính, diễn biến rầm rộ và thường bị che lấp bởi các triệu chứng ngoài đường hô hấp. Nguyên nhân vi khuẩn gây bệnh trước đây thường do phế cầu. Bệnh có thể có những biến chứng nặng như hoại tử, áp xe phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi, viêm mủ màng phổi, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, thậm chí tử vong 7. Việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn khi bệnh được chẩn đoán muộn, do vi khuẩn giảm nhạy cảm với kháng sinh hoặc do nguyên nhân gây bệnh là những vi khuẩn khác. Thêm nữa, lượng bệnh nhi được chẩn đoán viêm phổi tập trung đang ngày càng gia tăng. Lin CJ và CS nghiên cứu về viêm phổi tập trung ở trẻ dưới 18 tuổi cho thấy tỷ lệ viêm phổi tập trung tăng từ 7% đến 19% trong thời gian 2 năm 8. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Đào Minh Tuấn ở Bệnh viện Nhi Trung ương trong 2 năm (2008 – 2010) ghi nhận tỷ lệ viêm phổi thùy trong tổng số trẻ dưới 15 tuổi mắc viêm phổi là 8,6% và nguyên nhân gây bệnh gặp nhiều nhất là tụ cầu chiếm 30,09%, tiếp đó là phế cầu (28,57%) 9. Nghiên cứu năm 2016 về viêm phổi thùy ở trẻ em từ 2 tháng đến 15 tuổi tại khoa Nội tổng quát 2, bệnh nhi đồng 1 của Trần Quang Khải cho thấy bệnh thường gặp ở trẻ 3 – 7 tuổi, nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là Mycoplasma pneumoniae chiếm tỷ lệ nhiều nhất (69,7%), thứ hai là Streptococcus pneumoniae (53%). Thực tế hiện nay cho thấy số lượng bệnh nhân vào Bệnh viện Nhi Trung ương được chẩn đoán viêm phổi tập trung đã tăng lên, cụ thể năm 2018 có tới hơn 165 bệnh nhân viêm phổi tập trung vào Trung tâm Hô hấp điều trị. Trong đó có nhiều bệnh nhân điều trị khó khăn để khỏi bệnh hoặc thời gian điều trị kéo dài. Xuất phát từ những nhận xét như trên, câu hỏi đặt ra là viêm phổi tập trung ở trẻ em tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương có đặc điểm gì và kết quả điều trị như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, căn nguyên vi khuẩn và kết quả điều trị viêm phổi tập trung ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương” nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi tập trung ở trẻ em tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương 2. Nhận xét kết quả điều trị theo căn nguyên vi khuẩn ở nhóm trẻ trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2607
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0099.pdf
  Restricted Access
1.81 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.