Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2599
Nhan đề: Đánh giá ảnh hưởng của dung dịch tinh thể cân bằng Ringerfundin lên tình trạng điện giải, toan kiềm và chức năng thận giai đoạn sớm sau ghép thận
Tác giả: TRỊNH, THỊ THƠM
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn, Quốc Kính
Từ khoá: Gây mê hồi sức
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Truyền dịch trong và sau phẫu thuật nhằm mục đích đảm bảo đủ thể tích tuần hoàn hiệu dụng, đủ tưới máu và oxy cung cấp cho các mô, để duy trì cân bằng nội môi1,2,3. Truyền dịch tối ưu giúp đảm bảo tưới máu tạng, cải thiện kết quả sau mổ, đặc biệt là những mổ lớn như mổ tiêu hóa, tim mạch, ghép tạng4. Truyền dịch trong mổ không phù hợp có thể gây ra nhiều biến chứng nặng cho bệnh nhân5. Lựa chọn thành phần dịch truyền cũng quan trọng như lựa chọn thể tích dịch truyền. Có rất nhiều dung dịch được sử dụng để thay thế thể tích tuần hoàn trong phẫu thuật và điều trị, bao gồm dịch tinh thể, dịch keo, máu và các chế phẩm máu… Dịch tinh thể có trọng lượng phân tử thấp phân bố vào khoảng kẽ nhiều, thời gian lưu giữ trong lòng mạch ngắn, thích hợp cho bù dịch giai đoạn đầu hoặc thiếu dịch khoảng kẽ. NaCl 0,9% là dịch tinh thể được sử dụng phổ biến nhất vì nhiều lý do như là dung dịch dễ sản xuất, chi phí thấp và hiệu quả bù khối lượng tuần hoàn cũng rất nhanh và tốt. Trước đây người ta cứ nghĩ rằng đó là dung dịch sinh lý (normal saline)6. Tuy nhiên gần đây đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng NaCl 0,9% thực sự không phải là sinh lý và khi truyền với thể tích lớn sẽ gây ra toan máu do tăng clo và gây những tác động không mong muốn như tác động trên tim mạch, tiêu hóa, thận…7,8,9. Những năm gần đây người ta đã sản xuất ra những loại dung dịch tinh thể cân bằng, đó là những dung dịch có chứa các chất điện giải (natri, kali, calci và magie) gần giống huyết tương và có các thành phần đệm (acetat, malat hoặc lactat). Đã có những nghiên cứu chứng minh dịch truyền cân bằng Ringerfundin ít gây rối loạn thăng bằng kiềm toan và điện giải máu10,11. Trên thế giới các loại dịch truyền cân bằng đang dần được thay thế và ưu tiên sử dụng trên lâm sàng12,13. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu sử dụng Ringerfundin để truyền dịch trong mổ14,15, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào sử dụng số lượng lớn và truyền cho bệnh nhân mổ ghép thận. Những năm gần đây mổ ghép thận đã rất phát triển ở các bệnh viện ở Việt Nam và nhu cầu của loại phẫu thuật này vẫn còn tiếp tục tăng nữa. Trong mổ ghép thận thì chức năng của thận ghép có thể bị ảnh hưởng do vấn đề thiếu máu thận và bảo quản tạng (thiếu máu nóng- lạnh). Hơn nữa trong mổ ghép thận và giai đoạn sớm sau mổ cần tối ưu hóa khối lượng tuần hoàn nên thể tích truyền dịch rất lớn, có thể lên tới 8 đến 10 lít/ngày. Khi đó nếu chỉ sử dụng dịch truyền NaCl 0,9% thì có thể có những nguy cơ rối loạn cân bằng điện giải, toan kiềm. Chính vì những lý do trên mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của dung dịch tinh thể cân bằng Ringerfundin lên tình trạng điện giải, toan kiềm và chức năng thận giai đoạn sớm sau ghép thận” với hai mục tiêu: 1. So sánh sự thay đổi điện giải, toan kiềm của truyền Ringerfundin với truyền NaCl 0,9% trong giai đoạn sớm sau ghép thận. 2. Đánh giá ảnh hưởng lên chức năng thận ghép của hai loại dịch truyền trên.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2599
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020CKII0091.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.