Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2596
Title: MỐI LIÊN QUAN GIỮA NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT VÀ SÂU RĂNG Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THANH HÓA NĂM 2019 - 2020.
Authors: NGUYỄN, QUANG ĐIỆN
Advisor: PGS.TS. Trịnh Thị, Thái Hà
Keywords: Răng Hàm Mặt
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Sâu răng là một trong những bệnh phổ biến nhất ở Việt Nam và trên thế giới, chiếm tỷ lệ đáng kể trong dân số thế giới, bao gồm khoảng 60% đến 90% trẻ em trong độ tuổi đến trường và đại đa số người lớn1. Theo điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2001 có 56,6% trẻ em 12 tuổi sâu răng vĩnh viễn và ở trẻ 15 tuổi là 67,6%2. Việc khám phát hiện sâu răng và tư vấn điều trị là quan trọng cho lứa tuổi này. Không dừng lại ở đó, việc tìm hiểu nguyên nhân, công tác dự phòng sâu răng là vô cùng cần thiết. Ở Việt Nam năm 1989, Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa Fluor vào nước cấp công cộng để dự phòng sâu răng, bên cạnh đó còn nhiều chỉ số lý, hóa khác trong nước được chú ý như thông tư Bộ y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về chất lượng sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Song còn nhiều tỉnh chưa được phổ cập hóa nguồn nước máy nên công tác phòng bệnh còn chưa đạt kết quả cao nhất. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là 97,4%, tuy nhiên trong đó chỉ 52,2% hộ sử dụng nguồn nước máy3. Nước sinh hoạt được sử dụng hàng ngày là nguồn cung cấp một số yếu tố lý, hóa vào cơ thể nhiều nhất và đều đặn nhất. Tiêu thụ nước là con đường tiếp xúc chính của Fluor và một số yếu tố lý, hóa khác. Vì vậy trong hơn ba thập kỷ qua, Fluor đã được biết đến với vai trò là trung tâm trong việc phòng chống sâu răng... Ngoài Fluor còn một số yếu tố môi trường khác trong nước sinh hoạt ảnh hưởng đến tỷ lệ sâu răng: Độ pH giảm dẫn tới sự khử khoáng làm tăng cường khoảng cách giữa các tinh thể Hydroxyapatite, mất khoáng bắt đầu ở dưới bề mặt men, tổn thương lâm sàng mất 10% lượng chất khoáng gây nên sâu răng giai đoạn sớm4. Nồng độ Canxi, độ cứng toàn phần của nước được đo bằng đậm độ CaCO3 trong nước, Bệnh sâu răng và độ cứng có mối liên hệ tỷ lệ nghịch với nhau5. Trong nước sinh hoạt có nhiều ion Clo, Cloapatite dễ bị hòa tan hơn Fluorapatit, khi pH giảm, quá trình khử khoáng tăng dễ dẫn tới sâu răng6. Đó là một số yếu tố lý, hóa học trong nguồn nước sinh hoạt những chất đó liên quan trực tiếp tới cấu tạo tổ chức cứng và sinh bệnh học quá trình sâu răng. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn, đứng thứ 5 cả nước 11.133,4 km² và số dân 3.544.400 người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú. Điều kiện về kinh tế, xã hội, văn hóa của các địa phương khác nhau7. Địa lý của Tỉnh gồm 3 vùng là miền núi, đồng bằng và ven biển – các vùng đó cũng tương ứng với các vùng đại diện chiều dài dải đất hình chữ S của đất nước. Nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân thuộc các vùng địa lý khác nhau, ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ sâu răng nơi các em học sinh sống? Các nghiên cứu về sâu răng và ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ sâu răng đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và cũng có một số nghiên cứu về nồng độ Fluor trong nước sinh hoạt ảnh hưởng tới sâu răng tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu ảnh hưởng của độ pH và nồng độ Fluor, Canxi, Clo đến tỷ lệ sâu răng. Chính vì những lý do này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Mối liên quan giữa nguồn nước sinh hoạt và sâu răng ở học sinh trung học cơ sở Tỉnh Thanh Hóa năm 2019 – 2020. Với 2 mục tiêu: 1. Xác định một số chỉ số lý, hóa học của nguồn nước sinh hoạt tại ba huyện Tỉnh Thanh Hóa. 2. Phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố lý, hóa trong nguồn nước sinh hoạt và tình trạng sâu răng của nhóm đối tượng nói trên.  
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2596
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0088.pdf
  Restricted Access
2.73 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.