Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2595
Nhan đề: | Thực trạng mang virus viêm gan B và C ở người bệnh mắc bệnh máu được truyền máu nhiều lần giai đoạn 2019-2020 |
Tác giả: | ĐỖ, VĂN SƠN |
Người hướng dẫn: | GS.TS. Phạm, Quang Vinh |
Từ khoá: | Huyết học - Truyền máu |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | Đại học Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Lây nhiễm tác nhân truyền bệnh qua truyền máu là vấn đề luôn luôn được quan tâm đối với người bệnh được truyền máu nhiều lần. Trong số các tác nhân lây truyền qua đường truyền máu thì virus viêm gan B (HBV) và C (HCV) là phổ biến nhất 1. Ngày nay nhiều đối tượng bệnh phải sử dụng máu, trong đó người mắc bệnh máu thường được sử dụng nhiều nhất 4. Người bệnh mang HBV, HCV có khả năng bị viêm gan, đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến các biến chứng và gây khó khăn rất lớn cho công tác điều trị. Để giảm nguy cơ lây nhiễm virus qua truyền máu, nhiều biện pháp đã được áp dụng. Trong đó, những biện pháp chính bao gồm: Lựa chọn lấy máu từ những người không thuộc nhóm có hành vi nguy cơ cao lây bệnh qua truyền máu, các nhóm dân cư trong cộng đồng có tỷ lệ mang HBV và HCV thấp 3, 4, 5. Áp dụng các kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu với các dấu ấn (marker) xuất hiện sớm ở người mang virus như các ADN, ARN của virus. Ngoài ra, cần sử dụng các kít thử, sinh phẩm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong xét nghiệm sàng lọc. Hạn chế sử dụng máu và các chế phẩm khi chưa thực sự cần thiết, tìm kiếm các thuốc thay thế đối với những bệnh nhân có bệnh máu. Một số nghiên cứu về tỷ lệ mang HBV và HCV ở người bệnh được truyền máu nhiều lần đã được tiến hành trên thế giới 6, 7, 8, 9. Các tác giả cho thấy những người được nhận máu, chế phẩm máu nhiều lần và từ nhiều người hiến (như được truyền tủa) có tỷ lệ cao mang HBV và HCV 6, 1. Một số nghiên cứu gần đây đối với nhóm bệnh nhân thalassemia được truyền máu nhiều lần, cho thấy tỷ lệ nhiễm VGB dao động khoảng 0,4-3%, trong khi đó tỷ lệ nhiễm VGC do động từ 3,4-21,7% 7, 10, 11. Để đảm bảo An toàn truyền máu, năm 2013 Bộ Y tế đã ban hành thông tư 26/2013. Hướng dẫn hoạt động truyền máu, đặc biệt là quy định việc phải xét nghiệm sàng lọc các bệnh như: HIV, HBV, HCV... cho các đơn vị máu phải được thực hiện bằng các kỹ thuật có độ nhậy, độ đặc hiệu tương đương hoặc cao hơn kỹ thuật ELISA hoặc hóa phát quang. Theo lộ trình từ tháng 1 năm 2015 các cơ sở truyền máu trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thừa thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ ngoài kỹ thuật ELISA phải ứng dụng kỹ thuật NAT cho mọi đơn vị máu, vì vậy mức độ ATTM sẽ tốt hơn 12. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu mới nào đánh giá về tỷ lệ mang HBV và HVC ở những người được truyền máu nhiều lần sau khi thông tư có hiệu lực. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng mang virus viêm gan B và C ở người bệnh mắc bệnh máu được truyền máu nhiều lần giai đoạn 2019-2020” với các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng mang virus viêm gan B và C ở người bệnh mắc bệnh máu được truyền máu nhiều lần. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực trạng mang virus viêm gan B và C ở người bệnh mắc bệnh máu được truyền máu nhiều lần. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2595 |
Bộ sưu tập: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2020CKII0087.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.97 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.