Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2594
Title: NGHIÊN CỨU XỬ TRÍ CHỬA NGOÀI TỬ CUNG TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Authors: LƯƠNG, HOÀNG NGUYÊN
Advisor: PGS.TS. VŨ, VĂN DU
Keywords: SẢN PHỤ KHOA
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Chửa ngoài tử cung (CNTC) là hiện tượng trứng thụ tinh và làm tổ ngoài buồng tử cung (TC). Đây là một bệnh phổ biến trong cấp cứu sản khoa với tỉ lệ 1/250-1/200 phụ nữ mang thai và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ 1. CNTC là một cấp cứu sản khoa không những đe dọa tính mạng mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến CNTC vỡ ngập máu trong ổ bụng đe doạ đến tính mạng của người bệnh. Tần suất CNTC ngày càng gia tăng ở Việt Nam cũng như trên thế giới 2,3. Tại Hoa Kỳ tỉ lệ CNTC từ 4,5/1000 các trường hợp mang thai trong năm 1970 tăng lên 1,11% giai đoạn 1997 - 1999, 2% năm 2005 4,5. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hòa năm 2004 và Thân Ngọc Bích năm 2009 tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương (BVPSTƯ) tỉ lệ CNTC lần lượt là 4,4% và 9,4% 6,7. Nghiên cứu của tác giả Võ Mạnh Hùng tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa (2008) là 2,66% 8. Sự gia tăng tần suất bệnh được nhiều tác giả cho rằng có liên quan đến các yếu tố như viêm nhiễm tiểu khung, bệnh lây truyền qua đường sinh dục, tiền sử nạo hút thai, tiền sử mổ vùng tiểu khung, các phương pháp mới trong điều trị vô sinh hoặc hỗ trợ sinh sản. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào thời điểm chẩn đoán và thái độ xử trí vì vậy tỉ lệ CNTC gia tăng nhưng tỉ lệ tử vong lại giảm do tiến bộ của y học giúp cho chẩn đoán sớm, chính xác và xử trí kịp thời 1,9,10. Điều trị CNTC trước đây thường là mổ mở cắt vòi tử cung (VTC), những năm gần đây nhờ áp dụng siêu âm đầu dò âm đạo, định lượng hCG, nội soi chẩn đoán, nên CNTC ngày càng được chẩn đoán sớm giúp điều trị có hiệu quả, được lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu như điều trị nội khoa, điều trị phẫu thuật nội soi (PTNS) bảo tồn VTC. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, dân số 1,2 triệu người trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống bao gồm Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H Mông, Sán chay, Hoa và Dao với các phong tục tập quán sinh hoạt khác nhau. Địa hình tương đối phức tạp, tổng số có 180 xã trong đó 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (BVTƯTN) được thành lập năm 1951 là Bệnh viện Đa khoa hạng I, trực thuộc Bộ Y tế với quy mô 1.300 giường bệnh kế hoạch, gồm 53 khoa, phòng, trung tâm. Hiện nay có nhiều kỹ thuật chẩn đoán điều trị mới đã được áp dụng tại bệnh viện như: nội soi chẩn đoán và xử trí, siêu âm đầu dò âm đạo, định lượng βhCG trong chẩn đoán và theo dõi còn được chỉ định hạn chế, xử trí khối chửa phần lớn là phẫu thuật, điều trị nội khoa còn ít được áp dụng tại đây. Bên cạnh đó, sự hiểu biết của người dân về chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, người bệnh thường đến muộn trong tình trạng khối chửa đã vỡ và điều trị chủ yếu là mổ mở cắt VTC. Phương pháp điều trị PTNS được triển khai tại BVTƯTN từ năm 2000, những năm gần đây nhờ chẩn đoán sớm ngay từ khi khối chửa nhỏ chưa vỡ mà được áp dụng nhiều hơn. Trên cả nước đã có rất nhiều nghiên cứu về CNTC nhưng tại tỉnh Thái Nguyên chưa có nhiều đề tài nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm điều trị CNTC. Nhằm giúp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị CNTC, phù hợp với điều kiện thực tế tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xử trí chửa ngoài tử cung tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với 02 mục tiêu như sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân chửa ngoài tử cung ở vị trí vòi tử cung tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 2. Nhận xét về kết quả điều trị của bệnh nhân chửa ngoài tử cung ở vị trí vòi tử cung tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2594
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0086.pdf
  Restricted Access
1.81 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.