Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2593
Title: Nghiên cứu mô hình bệnh tật cấp cứu ở trẻ sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại khoa Sơ sinh bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
Authors: NGUYỄN, PHƯƠNG HẠNH
Advisor: PGS.TS. Khu Thị, Khánh Dung
Keywords: Nhi – Sơ sinh
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2017 có khoảng 5,4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong, trong đó 2,5 triệu trẻ tử vong trong tháng đầu tiên. Nhờ có phong trào vì sự sống còn của trẻ em được phát động những năm đầu thập kỉ 80, và Những Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ do các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc thông qua (trong đó có Việt Nam), số lượng trẻ sơ sinh tử vong trên toàn cầu đã giảm từ 5,1 triệu (năm 1990) xuống còn 2,5 triệu (năm 2017). Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh giảm chậm hơn so với trẻ từ 1 tháng đến dưới 5 tuổi (47% so với 58% trên toàn cầu). Mô hình này xảy ra hầu hết ở các nước có thu nhập thấp và trung bình1. Tại Việt Nam, nhờ có sự phát triển của y học, tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em đã có sự cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn có sự khác biệt khá lớn về tử vong mẹ, tử vong trẻ em và tử vong sơ sinh giữa các vùng, miền. Tử vong sơ sinh vẫn còn cao, chiếm đến 70% số tử vong trẻ em dưới 1 tuổi. Tuy tỷ suất tử vong mẹ và tử vong sơ sinh đã giảm mạnh, nhưng ước tính mỗi năm ở Việt Nam vẫn còn khoảng 580 - 600 trường hợp tử vong mẹ và khoảng trên 10.000 trường hợp tử vong sơ sinh2. Nguyên nhân gây nên tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh chủ yếu là do ngạt, chấn thương trong khi đẻ, đẻ non, đẻ thấp cân và các bệnh nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, một trong những lý do làm cho tỷ lệ tử vong giai đoạn sơ sinh vẫn còn cao là chưa có sự kết hợp sản- nhi trong các bệnh viện. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Nhi về mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm tại Khoa Sản bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Huế, mô hình bệnh tật sơ sinh khác nhau theo từng giai đoạn trong đó bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm qua đường mẹ - thai thường gặp nhất3. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Trọng Quý tại bệnh viện Phú Vang - Huế năm 2016 cũng cho ra kết luận tương tự với tỷ lệ bệnh lý gặp chủ yếu ở giai đoạn chu sinh là 39,2% (trong đó, 70% trẻ đẻ non và 38,9% trẻ đủ tháng và 72,7% trẻ sơ sinh già tháng có vấn đề bệnh lý cần điều trị)4. Việc phân loại sơ sinh đủ tháng, đẻ non, già tháng theo tuổi thai và xác lập mô hình bệnh tật theo từng giai đoạn sơ sinh là vô cùng cần thiết và là yếu tố quyết định cho hiệu quả chăm sóc sơ sinh, góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong3. Khoa Sơ sinh là một trong 6 khoa Nhi của bệnh viện Xanh Pôn (Hồi sức cấp cứu nhi, Nhi Tim mạch, Nhi Hô hấp, Nhi Tổng hợp, Ngoại nhi và Sơ sinh). Khoa gồm có 43 giường bệnh, trong đó 11 giường thuộc đơn nguyên cấp cứu - Hồi sức tích cực. Tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, hiện nay chưa có khoa Sản vì vậy bệnh nhân của khoa Sơ sinh chủ yếu là do các bệnh viện thuộc màng lưới nhi khoa Hà Nội chuyển hoặc bệnh nhân tự đến. Cùng với sự phát triển của khoa nhi các bệnh viện màng lưới, mô hình bệnh tật của Khoa Sơ sinh bệnh viện Xanh Pôn có nhiều thay đổi rõ rệt, ngày càng tăng số lượng bệnh nhân nặng, cấp cứu. Một số câu hỏi được đặt ra là: những bệnh lý cấp cứu thường gặp tại khoa Sơ sinh bệnh viện Xanh Pôn trong giai đoạn hiện nay là gì? Tỷ lệ tử vong là bao nhiêu? Lý do tử vong là gì? Để làm giảm tỷ lệ tử vong chúng ta cần phải làm gì?.. Để có cơ sở khoa học làm rõ các câu hỏi trên và góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của trẻ sơ sinh ngày càng cao cũng như để giúp cho công tác định hướng phát triển, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu mô hình bệnh tật cấp cứu ở trẻ sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại khoa Sơ sinh bệnh viện đa khoa Xanh Pôn”, nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả mô hình bệnh tật cấp cứu tại khoa Sơ sinh bệnh viện Xanh Pôn từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng cấp cứu ở sơ sinh.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2593
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0085.pdf
  Restricted Access
2.31 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.